| Hotline: 0983.970.780

Giao quyền công bố dịch cho huyện, xã

Thứ Năm 14/08/2014 , 09:11 (GMT+7)

Ngày 14/8, Bộ trưởng Cao Đức Phát trình bày trước UBTVQH về dự thảo Luật Thú y. Vẫn còn nhiều ý kiến tranh luận xung quanh vấn đề quản lý thuốc thú y; hệ thống cán bộ thú y hay thẩm quyền công bố dịch…

Giao thời hạn, buộc địa phương có dịch phải công bố

Tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm luôn diễn biến phức tạp, khả năng lây lan nhanh có thể gây thiệt hại lớn về tài sản cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Do đó, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết dự thảo Luật Thú y đã có sự điều chỉnh về thẩm quyền công bố dịch so với quy định tại pháp lệnh.

Cụ thể, dự thảo quy định UBND xã có dịch sẽ trực tiếp công bố dịch và huyện nào có từ 2 xã phát dịch thì sẽ công bố dịch ở cấp huyện, tương tự đối với cấp tỉnh.

Tuy nhiên, quy định mới này của dự thảo không nhận được sự đồng tình của Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Giàu bởi theo ông thì chính quyền huyện, xã không đủ điều kiện để xác định chính xác dịch bệnh để có thể công bố mà yếu tố tâm lý xã hội đối với dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất.

Hơn nữa, cả chính quyền huyện và xã đều hạn chế về nguồn lực để hỗ trợ, xử lý dập dịch triệt để. Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc thì lo ngại việc cấp xã, huyện sẽ cố tình giấu không công bố dịch bệnh.

Nhưng quan điểm của Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai và Phó Chủ nhiệm UB Tài chính ngân sách Đinh Văn Nhã lại hoàn toàn ủng hộ việc trao thẩm quyền công bố dịch cho chính quyền cơ sở.

Bà Mai khẳng định trao quyền cho cấp huyện, xã công bố dịch sẽ rút ngắn thời gian “báo cáo” và tạo điều kiện chủ động để chính quyền cơ sở tiến hành dập dịch, tránh lây lan. Cũng không cần phải lo ngại việc các xã, huyện không chịu công bố dịch vì luật sẽ quy định có dịch thì bắt buộc phải công bố, quy định cả thời hạn công bố dịch để tránh tình trạng cố tình dây dưa, kéo dài.

"Luật Thú y phải đạt được 3 mục tiêu là đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, hỗ trợ thiết thực cho phát triển kinh tế chăn nuôi và góp phần đảm bảo môi trường, giữ vững hệ sinh thái. Nhưng dự thảo còn chưa điều chỉnh đến đối tượng vật nuôi trong nhà, động vật hoang dã và cả những sinh vật ngoại lai", ý kiến một Ủy viên UBTVQH.

Bà Mai chỉ lưu ý ban soạn thảo Luật nên có quy định chi tiết đến từng mức độ, quy mô công bố dịch phù hợp với thẩm quyền cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và Trung ương. Ngoài ra, đối với những dịch bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan sang người thì cần phải có quy định về việc Ban bố tình trạng khẩn cấp thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Quốc hội.

Xã hội hóa sản xuất thuốc thú y

Đóng góp thêm ý kiến vào nội dung tổ chức hệ thống thú y và quản lý thuốc thú y, ông Giàu cũng không tán thành với quy định của Dự thảo là sẽ xây dựng hệ thống thú y từ Trung ương đến cấp huyện và tuyến xã tùy thuộc vào điều kiện từng tỉnh vì có thể sẽ tăng biên chế và như vậy là trái với chủ trương chung của Chính phủ.

Ông đề xuất nên lập phương án xây dựng đội ngũ thú y theo quy mô vật nuôi và cố gắng xã hội hóa. Ví dụ, Luật sẽ quy định người nuôi có quy mô bao nhiêu thì buộc phải thuê thú y còn hệ thống cán bộ thú y có thể là dịch vụ công hay dịch vụ tư, sẽ tính sao cho thuận lợi nhất.

 Đối với hoạt động quản lý sản xuất thuốc thú y, quan điểm của ông Giàu là phải tạo những chính sách xã hội hóa để tạo cạnh tranh bình đẳng. “Xã hội hóa để phát triển và chúng ta sẽ có những chế tài để kiểm soát chứ không nên để việc này rơi vào nhóm lợi ích nào đó”, ông Giàu nói.

Đồng ý với quan điểm đẩy mạnh xã hội hóa, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng gợi ý dự thảo Luật Thú y không nên đi vào quản lý quá chi tiết các khâu SXKD mà chỉ nên quy định những tiêu chuẩn, quy chuẩn buộc sản phẩm thuốc thú y phải tuân thủ.

Điều quan trọng nhất là đảm bảo khi nuôi không có dịch bệnh, vận chuyển không có dịch bệnh, giết mổ và lên tới bàn ăn không có dịch bệnh.

Xem thêm
Xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng phân bón giả, kém chất lượng

Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phát hiện, xử phạt nhiều công ty, đại lý cung ứng, phân phối phân bón giả chất lượng, kém chất lượng... cho bà con nông dân.

Lộc Trời ra mắt 2 sản phẩm sinh học mới

CẦN THƠ Ngành Vật tư Nông nghiệp Lộc Trời đã chính thức công bố, ra mắt hai bộ giải pháp canh tác sinh học với các sản phẩm dành riêng cho cây lúa NEMACES và ANMITE 40SC.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm