| Hotline: 0983.970.780

Giao rừng cho... ác

Thứ Tư 12/09/2012 , 09:57 (GMT+7)

Thay vì trồng rừng, Cty TNHH Thương mại Đỉnh Nghệ lại trồng… chanh dây, dứa trên đất qui hoạch trồng cây keo. Còn trên đất có rừng cũng bị phá gần hết.

Năm 2009, Cty TNHH Thương mại Đỉnh Nghệ (TX.Dĩ An, tỉnh Bình Dương) được UBND tỉnh Đắk Nông giao hơn 168 ha rừng và đất rừng tại tiểu khu 1658, 1659 (thuộc địa bàn xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) để trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ. Tuy nhiên, thay vì trồng rừng, công ty này lại trồng… chanh dây, dứa (thơm) trên đất qui hoạch trồng cây keo. Còn trên đất có rừng cũng bị phá gần hết.

Ủi rừng

Trước những bức xúc, tố cáo của người dân địa phương, một ngày cuối tháng 7, chúng tôi lên đường đi về Quảng Sơn để tìm hiểu thực hư. Sau mấy giờ đồng hồ “đánh vật” trên 230 cây số QL14 nhỏ hẹp, đầy ổ gà, chúng tôi đến thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông). Cứ tưởng đã thoát cảnh “nhảy tưng tưng” trên đường, nhưng anh T, người đón chúng tôi bảo: “Chưa đâu, còn 36 cây số nữa mới đến, đường đang làm, xấu hơn thế nhiều!”. Đúng như lời anh T, chúng tôi mất thêm hơn 2 giờ đồng hồ mới vượt qua 30 cây số tỉnh lộ 4 đầy đá xanh lổn nhổn, bụi mịt mù. Rẽ vào tỉnh lộ 6 được một đoạn, anh T dừng xe, nói: “Đỉnh Nghệ đang phá rừng trồng dứa đấy”.

Trước mắt chúng tôi, những khoảng đất trống mênh mông đang được máy đào, xúc cần mẫn làm việc, móc những gốc cây khá to bật lên khỏi mặt đất. Gần đó, một nhóm công nhân đang phát quang, dọn cây, cỏ. Bên trong, một số công nhân khác đang trồng dứa… Quang cảnh như một “đại công trường”. Theo quan sát của chúng tôi, diện tích đất giao cho Cty Đỉnh Nghệ nằm ngay mặt tiền tỉnh lộ 6, một vị trí khá đắc địa.


Cây rừng bị hạ nằm la liệt, gốc cây ngổn ngang

Giả làm khách bộ hành tìm chỗ đi… vệ sinh, tôi xuống xe tiến vào bên trong, đến chỗ có nhóm người đang trồng dứa để ghi hình. Quan sát chiếc máy múc làm việc, tôi thấy nó không chỉ móc những gốc cây lên mà còn muốn mở rộng mặt bằng khi liên tục “bập” vào mảnh rừng sát bên khiến những cây gỗ to cỡ một vòng tay rung lên bần bật, tả tơi.

Sau đó, chúng tôi tiếp tục đến một đại công trình khác. Khu vực này cũng rộng cả chục ha vừa được cưa hạ, đốt dọn và san ủi phẳng. Những thân cây khá to và gốc được múc lên còn nằm ngổn ngang. Cách đó không xa, trụ sở Cty Đỉnh Nghệ nằm chơ vơ giữa hàng chục ha… dứa. “Cứ đến cuối tuần, khi các cơ quan chức năng nghỉ làm việc là họ tiến hành cưa hạ cây rừng rồi đốt dọn. Lửa cháy rừng rực, những khoảnh rừng chìm trong biển lửa như thế mà không thấy cơ quan chức năng nào đến xử lý”, anh T bức xúc nói.

Cơ quan chức năng: Bất lực hay bao che?

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 19/6/2009 UBND tỉnh Đắk Nông mới ban hành quyết định số 938/QĐ-UBND, giao 168 ha rừng và đất rừng cho Cty Đỉnh Nghệ. Thế nhưng, người dân địa phương phản ánh, công ty này đã “khai hoang” rừng, san ủi đất để trồng dứa từ năm 2008!

Trong số 168 ha đất giao cho Cty Đỉnh Nghệ, có 58 ha rừng trung bình, 52 ha rừng nghèo, hơn 44 ha đất trồng cây lâm nghiệp và đất khác 18,4 ha. Nội dung quyết định ghi rõ: “Cty Đỉnh Nghệ có trách nhiệm quản lý, sử dụng đúng mục đích, diện tích, ranh giới. Phát triển nâng tổng diện tích rừng lên 107,8 ha. Trồng mới 35,5 ha keo lai, 7,1 ha cỏ chăn nuôi. Phải tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng chặt, phá rừng trái phép. Nếu để rừng bị phá, UBND tỉnh sẽ thu hồi toàn bộ diện tích rừng đã cho công ty thuê…”.

Thực tế hoàn toàn ngược lại

Cuối tháng 12/2010, Cty Đỉnh Nghệ đã có báo cáo gửi UBND, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, Hạt Kiểm lâm, UBND huyện Đắk Glong về tình hình thực hiện dự án ở Quảng Sơn. Tuy nhiên, báo cáo này chỉ nói “Tiến độ dự án chậm, công ty đã đầu tư vào dự án hàng tỷ đồng”. Chứ tuyệt nhiên không đề cập đến việc rừng bị phá, đất rừng trồng dứa, chanh dây thay thế cây keo lai!

Để nắm thêm thông tin, chúng tôi đến Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông, nhưng đến 2 lần đều nhận được câu “Lãnh đạo đi họp hết rồi”. Sau đó, chúng tôi cũng hẹn được qua điện thoại với ông Vũ Minh Khôi, Phó Giám đốc Sở phụ trách lâm nghiệp. Tuy nhiên, đúng hẹn chúng tôi đến thì ông Khôi lại… đi họp đột xuất, trong khi lịch làm việc trên bảng điện tử cũng như nhân viên văn phòng nói ông Khôi không có lịch họp. Sau đó, ông Khôi có nói rằng ông không phải là người phát ngôn của Sở nên không thể trả lời báo chí.


Công nhân đang trồng rừng… dứa

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Tiến Mạnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Đăk Glong cho biết: “Sau khi thuê rừng, đơn vị này chưa triển khai được gì ngoài việc để cho... lâm tặc phá. Từ khi được giao đất, giao rừng đến cuối năm 2009, Cty Đỉnh Nghệ đã để xảy ra 11 vụ phá rừng, làm mất 17,5ha. Lý do rừng bị mất nhiều như vậy bởi đơn vị này không hề biết gì về rừng. Sau khi thuê được đất, Cty Đỉnh Nghệ đã thuê 3 người quản lý, bảo vệ. Nhưng cả 3 người này không hề có một chút nghiệp vụ nào về rừng. Ngoài ra, do không có năng lực quản lý nên 39ha khác cũng đã bị dân xâm canh. Diện tích này gần như đã thuộc về dân”. Theo ông Mạnh thì “Cty Đỉnh Nghệ không phá rừng, đó là do quản lý không tốt, để người dân vào phá làm rẫy. Vụ việc đó, Hạt Kiểm lâm đã kiểm tra và quyết định xử phạt công ty. Còn việc mới phá rừng gần đây và trồng dứa là sai mục đích. Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại để có hướng xử lý”.

Còn ông Trần Thanh Chương, Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn, cho rằng: “Phần đất mà Cty Đỉnh Nghệ đang sử dụng đã giao về cho địa phương quản lý và trên tỉnh đã giao cho công ty này bảo vệ và trồng rừng. Do Cty Đỉnh Nghệ để rừng bị phá nên UBND tỉnh Đắk Nông đã ra quyết định đình chỉ dự án của công ty này và yêu cầu công ty trồng lại rừng”.

Theo thông tin chúng tôi nắm được, trong báo cáo gửi UBND tỉnh Đắk Nông của UBND và Hạt Kiểm lâm huyện Đăk Glong vẫn chưa nói rõ những sai phạm trong thực hiện dự án của Cty Đỉnh Nghệ để có biện pháp xử lý.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cần Thơ điều chỉnh, ban hành lại quy chế họp báo gây tranh cãi

Sở Thông tin và Truyền thông TP Cần Thơ sẽ tham mưu UBND thành phố tiếp tục điều chỉnh một số nội dung trong quy chế họp báo và ban hành lại cho phù hợp.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm