| Hotline: 0983.970.780

Giàu… rớt mồng tơi!

Thứ Sáu 01/04/2011 , 08:15 (GMT+7)

Cách đây vài ngày, về xã Điện Minh (huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) dự đám cưới đứa bạn thời sinh viên ở Huế, tôi vô tình gặp lại chú Hai Lên Hương ngay trong bàn tiệc. Nâng ly chúc tụng xong, tôi quay sang lão nông tuổi ngoài 60 này rủ rê: “Lúa chưa chín, dịch bệnh trên vật nuôi cũng đã tạm yên, thôi thì tí nữa chú cháu mình ra thị trấn Vĩnh Điện hát vài tiếng karaoke cho dzui dzẻ cuộc đời nghen chú Hai. Xa nhau những 9 năm rồi còn gì”.

Chú Hai Lên Hương liền lắc đầu: “Chu cha, nghe nói tới cái món ca hát ấy là tui ghiền lắm, nhưng ngặt nỗi chiều ni phải về phụ vợ cắt rau mồng tơi để sáng sớm mai giao đủ số lượng cho bạn hàng, ông ạ. Nói thiệt với nhà báo, 2 năm trở lại đây, nhờ thứ rau đó mà vợ chồng tui mới đổi đời được đấy!”.

Chú Hai Lên Hương có 4 sào đất màu, ngày trước, toàn bộ số diện tích ấy đều trồng sắn KM94. Tuy nhiên, do vụ nào năng suất cũng thấp, giá thu mua lại quá bèo nên lợi nhuận không mấy đồng mấy cọc, thậm chí thâm luôn cả vốn. Nản lòng, đầu năm 2009, chú Hai đồng loạt cải tạo đất, khoan giếng ngay trên ruộng để đầu tư trồng rau mồng tơi theo hướng chuyên canh. Chú Hai phấn khởi: “Ngoài việc tự tham khảo những cuốn sổ tay khuyến nông, tui còn thường xuyên tham dự nhiều khóa tập huấn kỹ thuật do ngành nông nghiệp địa phương tổ chức, nhờ vậy mà vườn rau mồng tơi lúc nào cũng sinh trưởng và phát triển tốt, chẳng hề bị các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại. Cứ phá lứa này lại trồng lứa khác, bình quân mỗi năm vợ chồng tui gieo được 4 vụ mồng tơi. Trừ tiền phân bón, hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, tổng mức lãi ròng đạt gần 60 triệu đồng”.

Không chỉ chú Hai Lên Hương, theo ông Thân Đức Sửu – Chủ tịch UBND huyện Điện Bàn, tại nhiều vùng của Điện Minh còn cả trăm hộ dân khác chọn rau mồng tơi làm hướng phát triển kinh tế chủ lực. Ông Sửu thông tin, hiện nay toàn xã đã có gần 30 hécta đất chuyên canh loại rau “hái ra tiền” này. Với sản lượng cao, giá bán hấp dẫn, bình quân mỗi năm 1 ha rau mồng tơi mang về cho nông dân ít nhất 250 triệu đồng, trong khi đó vốn đầu tư chỉ chiếm 20%.

Hôm qua, về huyện Duy Xuyên công tác, đi đến đâu tôi cũng nghe bà con nông dân tính chuyện trồng mồng tơi. Bao năm chung thủy với 6 sào ruộng khoán nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Đầu tháng 9 năm ngoái, thím Tám Thời Cuộc quyết định chuyển một nửa diện tích đất sản xuất lúa ấy sang chuyên canh rau mồng tơi. Nhờ nguồn giống chất lượng, chủ động nước tưới, cần mẫn chăm sóc, thời gian qua vợ chồng thím Tám đã ẵm hơn 30 triệu đồng tiền lãi từ mô hình sản xuất còn khá mới mẻ này.

Vừa ôm những bó rau mồng tơi xanh mơn mởn chất vào gánh, thím Tám Thời Cuộc vừa tâm sự: “Canh tác loại rau ni hiệu quả ngoài mong đợi. Để tui tính cho chú mi nghe nè, nếu đem 3 sào đất đó làm hai vụ lúa trong vòng một năm thì cao tay lắm lời được 6 triệu đồng. Còn nay, gieo mồng tơi, chỉ trong 7 tháng tổng giá trị đã tăng gấp 5 lần rồi. Sướng thiệt, chắc sắp tới đây vợ chồng tui sẽ chuyển nốt số diện tích đất lúa còn lại sang trồng mồng tơi. Có tiền, lo chi không có gạo ăn”. Thím Tám Thời Cuộc không là cá biệt. Từ giữa năm 2010 đến nay, rất nhiều gia đình khác ở thị trấn Nam Phước, xã Duy Trung, Duy Phước… của huyện Duy Xuyên cũng đã nhanh chóng trả lại “sổ nghèo” nhờ chuyên canh loại rau siêu lợi nhuận này.

Ngồi trò chuyện với tôi, anh Bảy Chiến Lược bảo, bây giờ, với nông dân xứ Quảng, cái câu “nghèo rớt mồng tơi” đã… xưa rồi Diễm!

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm