| Hotline: 0983.970.780

Gieo ước mơ ở đầm Quèn Thị

Thứ Sáu 01/04/2011 , 08:15 (GMT+7)

Giờ đây vùng đầm lầy hoang vu ngày xưa đã trở thành trang trại thủy sản trên 43,8 ha, giá trị đầu tư tới trên 50 tỷ đồng...

Thoắt đấy đã 15 năm, ngày ông Nguyễn Gia Tôn rời xa phố phường Hà Nội để đến với vùng đầm Quèn Thị, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Giờ đây vùng đầm lầy hoang vu ngày xưa đã trở thành trang trại thủy sản trên 43,8 ha, giá trị đầu tư tới trên 50 tỷ đồng. Trang trại lớn mạnh, khẳng định việc đầu tư của ông Tôn là đúng hướng, nhưng cũng có lúc ông đứng trước nguy cơ phá sản.

Bỏ phố lên rừng

Trung tuần tháng 3/2011, chúng tôi về thăm trang trại của ông Nguyễn Gia Tôn ở xã Cao Dương. Cùng lên thăm trang trại hôm đó có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu. Là người tổ chức chuyến đi, PGS-TS Mai Quang Vinh (Viện Di truyền Nông nghiệp), giới thiệu với chúng tôi đôi nét về trang trại này. Theo ông Vinh, đó là trang trại thủy sản quy mô đầu tư lớn trên 43ha, ở đây đang nuôi một số giống cá nhập ngoại có giá trị kinh tế cao.

Để có được khu trang trại như hôm nay, chủ trang trại đã đầu tư trên 50 tỷ đồng, biến khu đầm lầy hoang hóa thành khu hồ rộng lớn, khu ao cá liên hoàn, tất cả đều đã được xây dựng cơ bản, chỉ riêng bức tường thành bao quanh trang trại xây cao tới 4,5 m chu vi tới hơn 5km, là một bức tường thành hiếm có ở các trang trại nuôi trồng thủy sản trong cả nước.

Qua cây cầu dân sinh, chúng tôi bước vào khu trang trại thủy sản của ông Nguyễn Gia Tôn, mà trước đó đứng bên kia cầu nhìn sang, như một hòn đảo nổi giữa con ngòi sâu và đầm lầy xung quanh. Bức tường thành xây chắn giữa con ngòi và khu trang trại, phía dưới xây bằng đá hộc, trên là tường gạch, cắm mảnh chai, rào dây thép gai ở trên, cao tới 4,5m bao quanh trang trại dài 5km, sừng sững chẳng khác gì bức tường thành của những lâu đài cổ.

Qua cánh cổng sắt lớn của trang trại là một tòa nhà cao ba tầng, xây theo kiểu biệt thự, hướng nhìn ra phía trước là khu hồ rộng, bờ hồ đều đã được kè. Ai mới đến đây lần đầu, nếu không được giới thiệu, rất dễ nhầm với các công trình hồ đập quốc gia. Chúng tôi ngạc nhiên trước sự xuất hiện của chủ trang trại, giống như một lão nông tri điền, ông Nguyễn Gia Tôn năm nay đã 77 tuổi, nước da đồng hun, cơ thể rắn chắc, giọng nói còn sang sảng, giới thiệu với chúng tôi về trang trại đầm Quèn Thị.

Câu chuyện của ông cuốn hút chúng tôi như lạc về miền cổ tích. Hóa ra ông là người Hà Thành chính gốc, đã rời phố về làng 15 năm nay, để đổ công, đổ sức, đổ tiền đầu tư làm trang trại... rồi có lúc do thiên tai, ông từng đứng trước nguy cơ phá sản. Câu chuyện rời phố lên rừng, theo ông cũng chỉ bởi trong cái khó ló cái khôn và cái chí của ông muốn thế.

Những năm tháng chiến tranh, ông vào bộ đội theo lệnh tổng động viên. Ngày thống nhất nước nhà, ông ra quân với quân hàm trung sĩ, chuyển ngành về làm cán bộ Cty Điện máy, rồi Tổng Cty Vật liệu xây dựng. Những năm tháng ấy đất nước quá nhiều khó khăn, đồng lương thấp lại đông con nên đời sống gia đình ông vô cùng chật vật. Trong cái khó ló cái khôn, ông trở thành xã viên HTX Phương Liệt, đêm đêm đến lò giết mổ lợn thuê cho Cty thực phẩm. Mười mấy năm làm xã viên HTX, "chân ngoài dài hơn chân trong" mới tạm đủ sống.

Rồi năm 1991, ông cũng đủ tuổi nghỉ hưu, lập tức được xã viên HTX bầu làm chủ nhiệm HTX Phương Liệt với lò mổ 600 con lợn/ngày. Chính trong những ngày đó, ông đã nghĩ tới việc vệ sinh môi trường, không thể đổ tất cả phế thải lò mổ ra ao hồ quanh khu vực. Thế là ông đi thị sát để tìm nơi nào có ao hồ rộng lớn, nuôi được cá mới tiêu thụ hết phế thải của lò mổ. Bước chân đưa ông đến vùng đầm lầy xã Cao Dương. Ở đây không chỉ có vùng đầm lầy mà còn có sông suối chảy qua, bảo đảm nguồn nước sạch nuôi trồng thủy sản quy mô lớn. Thế là ông tính chuyện rời phố lên rừng.

Vùng đầm Quèn Thị thuộc địa bàn 2 xã của huyện Sơn Lương có diện tích trên 100ha. Những nhà đầu tư địa phương không có vốn mở trang trại lớn, khi HTX Thương mại - Dịch vụ Phương Liệt do ông Nguyễn Gia Tôn lập tờ trình xin đất làm trang trại thủy sản, tỉnh Hòa Bình sẵn sàng cấp cho ông cả vùng đầm lầy trên 100 ha. Nhưng lúc đó vướng vấn đề hạn điền, vả lại sức đầu tư không đủ, ông chỉ nhận hơn 43,8 ha. Thế là câu chuyện người rời phố về làng lập trang trại thủy sản, trên đất đầm Quèn Thị bắt đầu từ năm 1996.

Ngày ấy nhiều người bảo ông là hâm, có cả siêu thị ở 1A Trường Chinh buôn bán hàng năm thu tiền tỷ, bỏ phố lên rừng làm gì, vừa đau đầu vừa nhọc sức...

Thiên tai thử sức anh hùng

Ông Tôn cho biết đã nghĩ đến chuyện nuôi cá thì phải lợi dụng nguồn thức ăn phế thải cho cá, cho nên bên bờ ao ông xây dựng chuồng trại nuôi gia công 2.000 con lợn/năm cho Cty C.P. Rồi ông lặn lội sang Trung Quốc, Nhật Bản... tìm mua cá giống cá mới, giống ba ba.... Trang trại ở những 2000 đã cho thu nhập khá, đó là nguồn tiền ông quay lại đầu tư cho xây dựng cơ bản. Tưởng chừng đã gặt hái được thành công trong tầm tay nhưng thiên tai lại thử sức anh hùng.

Trận lũ lụt kinh hoàng năm 2008 không chỉ làm xói lở những bờ kè, ao hồ phải xây dựng lại, mà còn cướp trắng tài sản của trang trại khoảng 15 tỷ đồng gồm hàng ngàn con lợn chết trôi, mấy chục ngàn con ba ba Nhật, rồi vài chục tấn cá trong hồ ao theo lũ vượt rào mất trắng. Tưởng không gượng nổi sau thảm họa này, ông lại bắt tay khôi phục, nâng cao bờ ao tường chắn, mua giống về nuôi thả. Thời điểm ấy không còn nguồn thu để tái đầu tư, ông vay vốn ngân hàng nhưng ngân hàng cho vay nhỏ giọt. Năm 2009 theo thẩm định của ngân hàng, vốn cố định tài sản của trang trại trị giá trên 43 tỷ đồng nhưng ngân hàng chỉ cho vay 15 tỷ theo vốn cổ đông của HTX.

Năm nay đã 77 tuổi, sau 15 rời phố lên rừng lập nghiệp, giờ ông Tôn có thể vững tâm giao lại trang trại và công việc của mình cho người người con trai kế nghiệp. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã đánh giá cao mô hình trang trại thủy sản của ông Nguyễn Gia Tôn.

Thiếu vốn đầu tư, ông đã phải bán cả siêu thị 1A Trường Chinh hàng chục tỷ để lấy vốn đầu tư vực lại trang trại đầm Quèn Thị. Cuối cùng thì thiên tai cũng không thể làm nhụt ý chí vươn lên của người anh hùng đầm Quèn Thị. Giờ đây trang trại thủy sản này được đánh giá đầu tư có hiệu quả cao, bởi chủ đầu tư dám nuôi thả các giống cá, ba ba nhập ngoại có giá trị cao với thị trường rộng mở. Bên cạnh khu hồ lớn nuôi cá từ nguồn phế thải của trang trại chăn nuôi, 26 ao nhỏ là khu nuôi cá và ba ba nhập ngoại, theo phương pháp thâm canh nguồn thức ăn công nghiệp.

Hiện trang trại thủy sản đang nuôi thử nghiệm một số giống thủy sản của Trung Quốc nhập qua đường tiểu ngạch là: cá lăng đen, cá nheo, cá vược. Ba loại cá trên thích nghi mọi điều kiện khí hậu, lớn nhanh từ 0,8 đến 2,5 kg nuôi trong 1 đến 2 năm. Hiện ông đang đề nghị Bộ NN-PTNT đánh giá mô hình khảo nghiệm công nhận giống chính thức. Ngoài 3 loại cá nhập ngoại kể trên, trang trại đang nuôi ba ba nguồn gốc từ Nhật Bản năm 2010 đã nhân được 5.000 con.

Thăm trang trại đầm Quèn Thị của ông Nguyễn Gia Tôn, dưới ao là thủy sản, trên bờ hàng ngàn gốc nhãn, mỗi năm đã cho thu hoạch hàng tấn quả, khu chuồng trại không chỉ có hàng ngàn con lợn nuôi gia công mà còn có khu trại giống lợn rừng, cung cấp lợn giống cho chăn nuôi và chuồng chim trĩ, gà lôi với hàng trăm con. Đây là các giống gia súc gia cầm quý hiếm, đang được nhân giống từ trang trại này cung cấp cho các trang trại khác.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm