| Hotline: 0983.970.780

Giết thịt, cấp đông rùa tai đỏ

Thứ Hai 04/10/2010 , 10:39 (GMT+7)

UBND tỉnh Vĩnh Long có công văn chấp thuận theo đề nghị của Caseamex xử lý trên 18 nghìn con RTĐ bằng cách giết thịt tại chỗ và cấp đông.

Cuối cùng việc xử lý đàn rùa tai đỏ (RTĐ) cũng đã được tiến hành. Vào ngày 1/10, UBND tỉnh Vĩnh Long có công văn chấp thuận theo đề nghị của Cty CP XNK thủy sản Cần Thơ (Caseamex) xử lý trên 18 nghìn con RTĐ bằng cách giết thịt tại chỗ và cấp đông.

Chiều 1/10, tại khu vực nuôi giữ đàn rùa trong ao của Trung tâm Giống thủy sản Caseamex ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), dưới sự giám sát của đại diện các cơ quan hữu quan tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ, Caseamex bắt đầu cho nhân công xuống ao kéo lưới bắt rùa và đưa lên bờ cho vào bồn nhựa, sau đó tiến hành giết mổ thí điểm. Trong buổi chiều đầu tiên giết mổ được 154 con. Các công đoạn giết mổ chậm, từng con rùa được cắt cổ. Phần tiết và nội tạng được loại bỏ,  cho vào túi PE đưa đi tiêu hủy; tách phần mai và yếm rùa, chỉ lấy phần cơ thịt cấp đông đưa về nhà máy trữ vào kho lạnh. Riêng phần vỏ gồm mai và yếm cũng được giữ phơi khô đưa về nhà máy.

Theo dự kiến ban đầu, việc giết mổ toàn bộ số RTĐ sẽ kéo dài từ 1 đến 3/10/2010 mới hoàn tất. Tuy nhiên, đến hết ngày hôm sau (2/10), với hơn 30 công nhân từ nhà máy chế biến thủy sản Caseamex đưa sang làm việc cả ngày đạt khoảng hơn 5 tấn rùa. Trong khi 40 tấn RTĐ sau khi nhập về đến nay trừ đi phần hao hụt do bị chết, ước tính số còn lại khoảng 30 tấn với hơn 18.000 con. Do đó thời gian xử lý có thể kéo dài hơn 4 ngày.

Một cán bộ Sở NN-PTNT Vĩnh Long cho rằng, trước đó Đoàn kiểm tra có thử nghiệm bắt rùa ngâm vào hóa chất nhưng sau hơn 20 phút rùa mới chết. Với phương án xử lý dùng hóa chất tiêu hủy rùa phải mất nhiều thời gian hơn và không an toàn. Trong khi cách xử lý bằng giết thịt, cấp đông có thể giúp cho DN giảm bớt phần nào thiệt hại kinh tế.
Ở khu nuôi giữ đàn RTĐ của Caseamex trong 6 tháng qua nằm gần như tách biệt trên phần bờ Bắc sông Hậu. Từ Cần Thơ đi theo đường Nam sông Hậu xuống chợ Mái Dầm và chờ đò đưa sang. Trong mấy ngày qua, việc giết mổ diễn ra khá kín đáo, biệt lập. Những người dân hiếu kỳ muốn vào xem bị mấy chủ đò ngang tư nhân tại chợ Mái Dầm rao giá bao chuyến hai lượt đi-về 100.000 đồng/người. Song, dù có sang được bên kia thì cũng không xem được vì nhân viên bảo vệ Caseamex ngăn chặn không cho vào. Họ được cấp trên căn dặn tuyệt đối không cho người lạ mặt vào, kể cả cánh nhà báo muốn ghi hình với nhiều lý do.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Trưởng phòng Quản lý thủy sản, Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ là thành viên trong đoàn giám sát liên ngành của tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ, cho biết lý do có thể hiểu được từ phía DN Caseamex là ngại không cho quay phim chụp ảnh với cảnh cắt tiết rùa có máu me, ghê rợn. Hơn nữa theo một số tôn giáo rùa là vật linh thiêng.

Theo Caseamex, sau khi thực hiện giết mổ, thịt rùa đảm bảo được bảo quản tốt trong 2 năm. Trong thời gian này sẽ tái xuất bán thịt hoặc dùng làm thức ăn cho gia súc.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm