| Hotline: 0983.970.780

Gìn giữ nét đặc sắc hầu đồng

Thứ Hai 11/03/2013 , 12:04 (GMT+7)

Xin hỏi chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ hầu đồng như một di sản quý giá của dân tộc và đưa nó về đúng giá trị trong nghi thức thờ Mẫu, tránh bị biến tướng thành mê tín dị đoan?

* Xin hỏi chúng ta cần phải làm gì để gìn giữ hầu đồng như một di sản quý giá của dân tộc và đưa nó về đúng giá trị trong nghi thức thờ Mẫu, tránh bị biến tướng thành mê tín dị đoan?

Nguyễn Hữu Trung, Thọ Xuân, Thạm Hóa

Lên đồng hay còn gọi là hầu đồng, hầu bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian (dòng Saman giáo) của nhiều dân tộc trong đó có Việt Nam. Về bản chất đây là nghi thức giao tiếp thần kinh thông qua một người, trong trường hợp này chính là ông đồng, bà đồng. Người ta tin rằng các vị thần linh (và có thể là hồn ma) có thể nhập vào một người trong điều kiện nào đó, dân gian gọi là có căn, có số và trong một hoàn cảnh nào đó, có thể là một buổi lễ, một khóa đồng...

Ở Việt Nam, lên đồng là lễ trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu (hiện nay nhiều nhà nghiên cứu đã gọi là đạo Mẫu). Hầu đồng trong đạo Mẫu (còn gọi là đạo Tứ phủ) các thánh nhập liên tiếp vào một thanh đồng, phán truyền và ban phát tài lộc (dĩ nhiên là đồ thật và có tính tượng trưng). Các thánh trong đạo Tứ phủ khoảng 50 người, hầu hết là các nhân vật theo các huyền thoại, có công với đất nước. Ở một số biến thể lên đồng như lên đồng Đức thánh Trần trước đây còn có những hành động như đi trên than hồng, xiên hình (dùng dùi đâm vào hai má, đâm vào mạng sườn), đai (dùng đây lụa thắt cổ)...

Còn có một hình thức giống như lên đồng là hình thức nhập hồn, gọi hồn hiện đang phổ biến tại các trung tâm tìm mộ hiện nay là để cho hồn ma người chết nhập vào người sống phán truyền những điều người chết cần thông báo như hài cốt, của cải còn giấu... Những biến thể này rất khác với hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu, mặc dù cùng chung một nguồn gốc Saman giáo. Chính những biến thể có nhiều hình thức ghê rợn, bạo lực hoặc quá kỳ bí dễ bị lợi dụng này đã làm xấu đi hình ảnh của hầu bóng...

Nét đặc sắc của lên đồng, được nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài quan tâm chính là chầu văn. Nếu hầu bóng là nghi lễ chính của tín ngưỡng thờ Mẫu, thì chầu văn chính là nhạc lễ của tín ngưỡng này. Đây là chuyện tâm linh rất nhạy cảm nên tôi không dám kết luận có phải là mê tín hay không, chuyện này là tùy theo quan niệm của mỗi người.

* Thông thường mang thai khoảng bao nhiêu tháng tuổi có thể nghe được tim thai?

Hoàng Thanh Lan, Thuận Châu, Sơn La

Theo thông tin trên web123.vn thì sau khi người phụ nữ mang thai, phôi thai lớn dần trong tử cung. Khi mang thai đến tuần thứ 8 thì bào thai đã mang hình người. Đã có thể nhìn thấy mắt, tai, miệng, mũi ở phần đầu. Lúc đó thai nhi đã có thể hoạt động. Nhưng do hoạt động rất khẽ và yếu. Người mẹ không thể cảm thấy được, chỉ có thông qua siêu âm mới thấy được. Khi thai được khoảng 16 tuần (4 tháng), tử cung phồng to lên khá nhanh, lượng nước ối cũng nhanh chóng nhiều lên. Hệ thống xương tứ chi của thai nhi phát triển khá hơn, giúp cho sức hoạt động của thai nhi mạnh hơn, khiến người mẹ có thể cảm thấy thai máy, cứ như có vật gì đang đội lên ở bụng dưới.

Thời gian mang thai tăng dần, thai máy ngày càng rõ. Khi được khoảng 7 - 8 tháng, có lúc người mẹ sẽ cảm thấy có bàn tay bàn chân nhỏ đang đạp trong bụng. Nếu chú ý quan sát kỹ lưỡng việc thai máy thì sẽ thấy nó có tính quy luật nhất định. Thường trong một tiếng đồng hồ thì thai máy 3 - 5 lần, trong 12 tiếng đồng hồ có thể máy tới trên 30 - 40 lần. Thế nhưng thai máy sớm hay muộn còn do sự khác nhau của từng người.

Thông thường những phụ nữ sinh con so thường thấy thai máy muộn hơn những phụ nữ sinh con dạ. Nhưng khi có thai đã được năm, sáu tháng, vẫn không thấy thai máy thì phải đi bệnh viện kiểm tra. Bởi vì thai có máy hay không, yếu hay khỏe và số lần thai máy nhiều hay ít là những tiền tố quan trọng phản ánh một số bệnh lý khác thường trong cơ thể mẹ và chức năng của nhau thai bị gây trở ngại, kể cả việc thai nhi bị thiếu ôxy mạn tính. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất