| Hotline: 0983.970.780

Gio Linh phát huy nội lực

Thứ Ba 24/09/2013 , 10:13 (GMT+7)

Huyện Gio Linh của tỉnh Quảng Trị bước vào xây dựng NTM trong điều kiện vô cùng khó khăn. Song với nhiều cố gắng vượt bậc, sau 3 năm triển khai, huyện này đã được nhiều kết quả có ý nghĩa to lớn.

Huyện Gio Linh của tỉnh Quảng Trị bước vào xây dựng NTM trong điều kiện vô cùng khó khăn. Song với nhiều cố gắng vượt bậc, sau 3 năm triển khai, huyện này đã được nhiều kết quả có ý nghĩa to lớn.

Ngoài Gio Phong là xã điểm NTM của tỉnh, Gio Linh đã chọn 3 xã Gio An, Trung Giang và Gio Mai làm 3 xã điểm của huyện để tập trung nguồn lực phát triển và đúc rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.

Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Nguyễn Quang Trinh cho biết, nhờ tập trung chỉ đạo, đốc thúc tiến độ thực hiện nên đến nay đã có 5 xã hoàn thành quy hoạch NTM được huyện phê duyệt đề án gồm xã Gio Phong, Trung Giang, Gio Mai, Trung Sơn, Linh Hải, Gio Hải. Ngoài ra, có 5 xã đang được UBND huyện thẩm định đề án để phê duyệt gồm các xã Gio An, Gio Việt, Gio Mỹ, Gio Châu, Gio Bình.


Mô hình phát triển kinh tế vườn ở xã điểm Gio Phong

Ông Nguyễn Hữu Chính, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND xã Gio Quang cho biết, Gio Quang là một trong 2 xã của huyện đã đạt 11 tiêu chí. “Chúng tôi xác định tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng để giúp bà con hiểu rõ mục đích, trọng tâm yêu câu xây dựng NTM.

Khi hiểu rõ được chủ trương bà con đồng lòng, đồng sức thực hiện nhiệm vụ, cống hiến cả sức người và của cải, vật chất. Gio Quang có tất cả 5/5 thôn sử dụng hệ thống loa phát thanh phục vụ chủ yếu cho công tác tuyên truyền, thông tin thời sự về các điển hình, mô hình xây dựng NTM của huyện, tỉnh và các địa phương khác để bà con học tập kinh nghiệm”.

Phong trào xây dựng NTM ở Gio Linh thực sự đã lan toả về cơ sở. Nhiều địa phương đã tổ chức chỉnh trang đường liên thôn, đường làng, ngõ xóm được khang trang, thông thoáng, đảm bảo cho người dân đi lại phục vụ sản xuất và cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. Điển hình thực hiện tốt như các thôn Lễ Môn, Lan Đình của xã Gio Phong và các thôn An Nha, An Hướng xã Gio An.

Thực tiễn xây dựng NTM ở huyện Gio Linh đã xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, cách làm mới như sáng kiến chế tạo máy đánh vảy cá xuất khẩu, chế biến cá hấp khô ở Cửa Việt, làm trang trại trồng hồ tiêu, cao su ở xã Hải Thái, Gio An, nuôi nhím ở Gio Hoà, trồng hoa ở Gio Châu, được các địa phương các đến tham quan, học hỏi.

Theo ông Nguyễn Quang Trinh, sau gần 3 năm xây dựng NTM, mặc dù cố gắng thật nhiều nhưng huyện Gio Linh chưa có xã nào đạt từ 14 đến 19 tiêu chí. Có 2 xã đạt 11 tiêu chí là Gio Quang và Gio Phong. 13 xã đạt từ 5 đến 9 tiêu chí. Có 5 xã dưới 5 tiêu chí, chiếm 26,3%, giảm 8 xã so với năm 2010.

Có nhiều xã đã tăng một số tiêu chí cơ bản như điện, bưu điện, trường học, thu nhập, giáo dục, y tế, hình thức tổ chức sản xuất. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, huyện Gio Linh có 21% số xã đạt chuẩn NTM, tương đương 4 xã.

Ông Trinh lý giải, đạt được kết quả trên nhờ huyện luôn chú trọng công tác tuyên truyền thường xuyên và liên tục cả chiều rộng, lẫn chiều sâu về cơ sở, thôn, bản. Sự đồng sức đồng lòng của các đoàn thể như Hội Nông dân, Cựu chiến binh, Phụ nữ... đã làm cho phong trào “Quảng Trị chung sức xây dựng NTM” có sức mạnh từ cơ sở.

Nhiều xã đã hưởng ứng và tổ chức các hoạt động thiết thực như vận động hiến đất, chỉnh trang, xây dựng nông thôn, bổ sung những thiết chế văn hoá mới cho phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.

Ông Trần Ngọc Lân, Chủ tịch UBND huyện Gio Linh kiêm Trưởng BCĐ xây dựng NTM của huyện, cho biết, ngoài những khó khăn của huyện như thiếu vốn xây dựng NTM, nông nghiệp phát triển chưa bền vững, chưa hình thành được vùng chuyên canh tập trung để sản xuất hàng hoá, thuỷ lợi, giao thông nội đồng hạn chế, thì vấn đề cốt lõi làm cho đời sống của người dân còn nhiều khó khăn trong thời gian qua được xác định đó là một bộ phận lớn nông dân ở miền tây huyện Gio Linh đang thiếu đất sản xuất, phát triển.

Ở miền đông nông dân chủ yếu trồng lúa nhưng thời tiết bất thuận, người trồng lúa liên tục gặp khó khăn vì năng suất lúa không mang lại kết quả như mong đợi. Những nguyên nhân này đang được huyện khắc phục từng bước.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm