| Hotline: 0983.970.780

Giới khoa học lý giải nguyên nhân nghi phạm sống sót trong vụ án Kim Jong-nam

Chủ Nhật 26/02/2017 , 08:10 (GMT+7)

Một số chuyên gia hóa học cho rằng có thể hai phụ nữ sống sót nhờ dùng trước thuốc giải độc trong nghi án sát hại Kim Jong-nam ở Malaysia. 

Ông Kim Jong-nam. Ảnh: Facebook
Ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Facebook


Một số báo đưa tin hai nữ nghi phạm Siti Aishah và Đoàn Thị Hương có cảm giác đau đầu, toàn thân phát nhiệt sau khi tấn công người được cho là Kim Jong-nam, theo Zaobao. 

Một số người lý giải rằng hai nữ nghi phạm đã được tiêm thuốc giải độc trước khi gây án. Tuy nhiên, tờ Oriental Daily của Hong Kong dẫn lời chuyên gia sinh hóa Raymond A. Zilinskas thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Monterey, Mỹ nêu giả thiết rằng dù Siti Aishah và Đoàn Thị Hương đeo găng tay khi tấn công, hai nữ nghi phạm vẫn sẽ chết vì chất VX.

Zilinskas đưa ra giả thiết Siti Aishah và Đoàn Thị Hương mỗi người dùng một hợp chất khác nhau bôi lên mặt Kim Jong-nam và kết hợp này tạo thành chất độc hủy diệt VX.

Zilinskas cho rằng chỉ cần 10 ml VX là đủ gây chết người. Cách thức gây án này được coi là thông minh, ít gây náo loạn và khó điều tra. Chuyên gia sinh hóa cho biết VX rất dính, không giống các chất độc khác có tính phát tán cao.

Dựa trên video hiện trường, Zilinskas nhận định hai nữ nghi phạm dùng một tấm khăn tẩm hóa chất tấn công Kim Jong-nam nên chất độc này không phát tán ra xung quanh. 

Theo Zilinskas, VX gây chết người khi ngấm vào máu, triệu chứng trúng độc và thời gian tử vong tùy thuộc liều lượng. Zilinskas dự đoán các nghi phạm dùng liều lượng chất độc không nhiều, nên Kim Jong-nam vẫn có thể đi lại trong một khoảng thời gian và tìm đến nhân viên sân bay cầu cứu. 

Dẫn báo cáo ban đầu về nghi án Kim Jong-nam chết vì bệnh tim, Zilinskas cho rằng đây là phản ứng sinh ra sau khi chất độc hủy diệt VX ngấm vào máu, gây ngừng nhịp tim, suy hô hấp.

Những nghi phạm trong vụ án Kim Jong-nam. Nhấn vào hình để xem chi tiết. Đồ họa: Tiến Thành - Hồng Hạnh
Những nghi phạm trong vụ án Kim Jong-nam.  Đồ họa: Tiến Thành - Hồng Hạnh


Nữ nghi phạm sau khi gây án đã mau chóng đi rửa tay, hạn chế mức thấp nhất nguy hiểm do VX đem lại, Zilinskas nói và cho biết điều này chứng tỏ nghi phạm đã được huấn luyện.

Tuy nhiên, chuyên gia hóa học thuộc Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) trích báo cáo của cảnh sát Malaysia nói rằng sau khi bị tấn công, Kim Jong-nam không có các triệu chứng trúng độc, các nhân viên ở sân bay tiếp xúc với Kim cũng không có biểu hiện khác lạ, theo tạp chí khoa học New Scientist. Đây là điều gây nghi ngờ.

Chuyên gia của SIPRI cho rằng những điểm nêu trên gây nhiều nghi ngờ bởi chỉ cần một giọt hóa chất VX rơi vào người nữ nghi phạm cũng sẽ gây ra một số triệu chứng. Trong khi đó, cảnh sát Malaysia chỉ tiết lộ chi tiết nữ nghi phạm nôn, không có thêm các tình tiết khác. Mặt khác, nữ nghi phạm bị giam, không được tiếp xúc với người ngoài nên không có thêm tin tức.

New Scientist cho rằng các nữ nghi phạm đã dùng chất giải độc Atropine nên mới tránh khỏi cái chết. Tuy nhiên, việc các nhân viên y tế tiếp xúc với nạn nhân lại không hề hấn gì khiến nghi ngờ tiếp tục được đặt ra.

Ngày 13/2, người đàn ông mang tên trên hộ chiếu là Kim Chol bị sát hại bằng chất độc thần kinh VX. Ông tử vong trên đường đến bệnh viện.

Giới chức Hàn Quốc và phó thủ tướng Malaysia nói rằng nạn nhân thực chất là Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Tuy nhiên, Triều Tiên cho tới nay chỉ xác nhận nạn nhân là Kim Chol. Thông cáo của Thông tấn xã Triều Tiên KCNA về sự việc không nhắc đến tên Kim Jong-nam. Cảnh sát cần ADN, hồ sơ về y tế và răng để xác định danh tính thi thể.

Chất độc VX bị Liên Hợp Quốc xếp loại là vũ khí hủy diệt hàng loạt và cảnh sát Malaysia đang nỗ lực truy tìm nguồn gốc của chất này nhằm xác định liệu nó được mang từ nước ngoài đến hay được sản xuất trong nước.

(VnExpress)

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Quảng Ninh có vùng an toàn dịch bệnh cúm gia cầm đầu tiên

Tháng 1/2024, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh được Sở NN-PTNT cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm.

Điều tra sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu

Dự án V-SCOPE đã nghiên cứu, phát hiện 3 loài sinh vật gây hại gây bệnh chết nhanh trên cây tiêu ở Tây Nguyên cũng như việc tưới nước quá mức trên cây cà phê.