| Hotline: 0983.970.780

Giới trẻ thử sức với nghề mới PA

Chủ Nhật 12/09/2010 , 09:23 (GMT+7)

Xuất hiện ở Việt Nam đầu năm 2009, PA (Personal Assistance - người trợ giúp cá nhân) nhanh chóng trở thành "nghề tay trái" của nhiều người trẻ thích trải nghiệm.

Xuất hiện ở Việt Nam đầu năm 2009, PA (Personal Assistance - người trợ giúp cá nhân) nhanh chóng trở thành "nghề tay trái" của nhiều người trẻ thích trải nghiệm.

"Nghề tay trái" của sinh viên

Công việc của PA là hỗ trợ những người khuyết tật và những người mất khả năng tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hằng ngày. PA không phải là tình nguyện viên hay người giúp việc như nhiều người lầm tưởng. Bởi PA chỉ trợ giúp cá nhân người khuyết tật chứ không phục vụ số đông gia đình người khuyết tật.

Nghề PA được biết đến cùng với sự ra đời của Trung tâm Sống độc lập Hà Nội. Đây là một dự án được thành lập dưới sự tài trợ của quỹ Nippon Nhật Bản, do nhóm "Vì tương lai tươi sáng" của người khuyết tật thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức người khuyết tật quốc tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Dự án cung cấp miễn phí PA tới từng người khuyết tật nặng nhằm hỗ trợ họ sống độc lập theo cách riêng của họ.  

PA đang học cách đẩy xe lăn di chuyển trên đường (Nguồn: Trung tâm Sống độc lập)

Sau hơn một năm hoạt động, PA nhanh chóng trở thành việc làm thêm của nhiều người trẻ. Chị Đào Minh Huệ, Điều phối PA, Trung tâm Sống độc lập Hà Nội cho biết, hiện nay trung tâm có trên 80 PA hoạt động trong nội thành Hà Nội, số lượng người nộp hồ sơ xin làm PA ngày càng tăng. PA chỉ dành cho độ tuổi từ 18-35, thời gian làm việc linh hoạt nên phần đông là các bạn sinh viên đi làm thêm.

"PA được lựa chọn theo tiêu chí là người trung thực, không khuyết tật, có lòng nhiệt tình và thái độ đối xử tốt với người khuyết tật. Trước khi bắt đầu công việc, trung tâm sẽ tổ chức tập huấn kỹ năng cho các PA. Đầu tiên là giúp các bạn hiểu và cảm nhận được những khó khăn của người khuyết tật.

Sau đó các bạn sẽ được tập huấn kỹ năng giao tiếp, đẩy xe lăn, cách hỗ trợ người khuyết tật nặng thuộc dạng tật khác nhau, cách hỗ trợ người khuyết tật ở trong nhà như hỗ trợ nấu nướng, sắp xếp và dọn dẹp nhà cửa, sinh hoạt cá nhân, và cách đi lại trên đường", chị Minh Huệ chia sẻ.

Các PA được phân bổ theo nguyên tắc đồng giới để hạn chế những rắc rối phát sinh, làm việc theo ca, 4 hoặc 8 tiếng một ngày. "PA nhận lương theo giờ làm, 8.000 đồng/giờ trong thời gian thử việc và 11.000-13.000 đồng/giờ khi làm việc chính thức. Lương của PA do dự án trả, người khuyết tật không mất bất cứ khoản phí nào", chị Huệ cho biết thêm.

Trải nghiệm để trưởng thành

PA không những giúp người khuyết tật sống và làm việc hiệu quả hơn mà còn cho các bạn trẻ những trải nghiệm quý giá.

Hoàng Công (ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội) là một trong hai PA đầu tiên của trung tâm Sống độc lập Hà Nội. Hiện Công đang là chủ nhiệm CLB PA Hà Nội. Sau hơn 1 năm đồng hành với người khuyết tật, Công đã học được rất nhiều điều.

Công chia sẻ: "Trước đây mình cứ nghĩ rằng giúp đỡ người khuyết tật giống như sự ban ơn. Nhưng tiếp xúc với họ rồi mình mới nhận ra rằng phải đặt người khuyết tật ngang bằng với vị thế của mình. Họ có thể sống độc lập, mình chỉ là người trợ giúp họ thôi". Bản lĩnh của những người khuyết tật mà Công đồng hành đã giúp Công nhận ra điều đó.

Không chỉ giúp Công thay đổi suy nghĩ, nhiều "thân chủ" còn giúp đỡ Công trong việc học tập. "Mình đã từng trợ giúp một anh làm biên dịch viên cho một tờ báo. Anh ấy bị teo cơ, không thể đi lại nhưng rất giỏi tiếng Anh. Cứ lúc nào rảnh là mình lại nhờ anh ấy dạy tiếng Anh cho mình", Công chia sẻ.

Khi được hỏi về hoàn cảnh của những người mà Công đã từng trợ giúp thì Công từ chối trả lời. Bởi vì nguyên tắc công việc của PA là "Giữ kín các thông tin liên quan đến người khuyết tật và gia đình của họ". Thế là Công đã học được thêm tính kỷ luật trong công việc.

Mới "vào nghề" được gần một tháng, Vũ Đức Anh (Sinh viên năm thứ nhất, ĐH Thành Đô) cũng nhanh chóng nhận ra rằng "PA không chỉ là việc làm thêm mà còn là nơi học cách sống". Qua các buổi tập huấn, Đức Anh đã biết cách nấu ăn, cách dọn dẹp nhà cửa, những thứ mà "một thằng con trai" như cậu chưa bao giờ phải làm.

"Lúc đầu mình thấy hơi ngại nhưng khi làm rồi thì mình thấy đây là một công việc khá thú vị. Mình còn trẻ nên cái gì cũng muốn thử, vừa có thêm thu nhập vừa học được kỹ năng sống", Đức Anh chia sẻ.

"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng" đó là câu hát để đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cuộc sống không chỉ là cơm - áo - gạo - tiền, còn biết bao những thứ quý giá khác chỉ khi có tấm lòng ta mới nhận ra.

Và cũng chỉ có tấm lòng mới khiến các bạn trẻ gắn bó với PA giống như Hoàng Công chia sẻ: "Mình cũng không hiểu sao mình gắn bó với PA đến tận bây giờ. Nhưng mỗi lần định nghỉ, mình lại tự hỏi rằng không biết hôm nay anh ấy làm gì, không có mình anh ấy sẽ xoay sở ra sao... Thế là mình lại đến bên anh ấy. Tự bao giờ anh ấy đã giống như người thân của mình".

(Theo VnMedia)

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất