| Hotline: 0983.970.780

Giống bắp nếp mới trên vùng đất Tân Châu - An Giang

Thứ Ba 20/07/2010 , 10:45 (GMT+7)

Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ ngày càng khó tính, công ty Syngenta Việt Nam đã đưa ra thị trường giống bắp nếp lai F1 Wax50.

Trong những năm gần đây những giống bắp nếp lai F1 không còn xa lạ với bà con nông dân trồng bắp nếp ở vùng ĐBSCL, tuy nhiên để chọn được giống vừa có chất lượng ăn ngon vừa cho năng suất cao thì rất khó. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ ngày càng khó tính, công ty Syngenta Việt Nam đã đưa ra thị trường giống bắp nếp lai F1 Wax50.

Những người đầu tiên tiếp cận với giống bắp nếp mới này là nông dân ở Tân Châu – An Giang. Anh Nguyễn Văn Hiếu ở ấp Vĩnh Bường – xã Vĩnh Hòa – huyện Tân Châu – An Giang trồng 4.500m2 giống Wax50 ở giai đoạn 58 ngày tuổi, cho biết: Giống bắp này cây sinh trưởng khỏe, lá xanh đậm, rễ chân nôm chắc nên chống đổ ngã rất tốt, trái to đồng đều. So với các giống bắp khác cùng trồng một thời điểm thì giống Wax50 chống chịu với bệnh sọc lá tốt hơn, trên ruộng anh chỉ bị vài cây nhưng giống khác bị khoảng 30 – 40%. Anh Lê Văn Dân hiện trồng 2 ruộng, 1 ruộng diện tích 1.200m2 ở giai đoạn sắp thu hoạch 58 ngày sau gieo và ruộng kia diện tích 1.500m2 ở giai đoạn 40 ngày tuổi. Anh nêu kinh nghiệm trồng thành công giống bắp lai F1 Wax50 là cần phải lưu ý trồng đúng mật độ (một lỗ 1 hạt, cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 75 – 80 cm) và bón phân cân đối (bón đầy đủ N, P, K). Anh Dân cũng có chung ý kiến với các bà con đang trồng giống bắp mới này là: cây sinh trưởng khỏe, trái to, hạt đóng phủ cùi và chống đổ ngã tốt.

Nhằm giúp cho bà con nông dân trồng bắp nếp đạt hiệu quả kinh tế cao, mới đây chính quyền xã Vĩnh Hòa đã phối hợp với Cty CP BVTV An Giang và Cty Syngenta Việt Nam tổ chức một cuộc hội thảo đầu bờ để cùng bà con ra đồng đánh giá giống bắp mới Wax50. Tại buổi hội thảo, sau khi được làm “giám khảo” chấm điểm giống bắp Wax50, anh Nguyễn Công Thắng, đang trồng 5.000m2 giống bắp này ở giai đoạn 32 ngày, hồ hởi cho biết đây là giống bắp nếp số 1 hiện nay tại khu vực này, các thương lái đua nhau tìm mua vì chất lượng ăn rất ngon và vỏ trái vẫn còn rất xanh sau 1- 2 ngày thu hoạch. Trong buổi hội thảo, ngoài bà con nông dân xã nhà còn có khoảng 16 nông dân ở xã Quốc Thái – An Phú được công ty CP BVTV An Giang tài trợ xe đưa đón đến tham quan học hỏi và trao đổi mô hình trồng bắp nếp mới. Anh Nguyễn Văn Hồng ở ấp 2, xã Quốc Thái cho biết: Ở xã Quốc Thái đa số bà con có thói quen gieo một lỗ 2 – 3 hạt nên thường trái loại 1 đạt thấp hơn làm cho hiệu quả kinh tế không cao. Anh cho biết học được kinh nghiệm của bà con ở xã vĩnh Hòa, sau này trồng bắp nếp Wax50 anh sẽ chỉ trồng một cây một lỗ.

Thạc sĩ Đặng Văn Niên - giám đốc sản phẩm hạt giống rau, Cty Syngenta Việt Nam cho biết giống bắp nếp lai F1 Wax 50 được Syngenta lai tạo tại Thái Lan và được đưa vào Việt Nam khảo nghiệm từ năm 2008; giống Wax 50 đã được Bộ NN - PTNT công nhận sản xuất thử. Giống này có các đặc tính như cây sinh trưởng khỏe, bộ rễ chân nôm khỏe chống đổ ngã tốt, trái to dài, tỉ lệ đồng đều cao và chất lượng ăn rất ngon, dẻo. Kết quả khảo nghiệm và trồng thực tế cho thấy giống Wax 50 chống chịu bệnh sọc lá rất tốt và đây là giống chất lượng cao. Khi trồng bà con nông dân cần phải lưu ý trồng đúng qui trình kỹ thuật do Cty Syngenta đưa ra.

Xem thêm
Nở rộ nuôi dúi ở Bắc Kạn

Các mô hình nuôi dúi đang phát triển khá nhanh ở Bắc Kạn, tuy nhiên việc tiêu thụ phụ thuộc hoàn toàn vào tư thương nên cần tính toán kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất