| Hotline: 0983.970.780

Giống cây mới ở Việt Nam: Thị trường thế giới và cơ hội của chúng ta

Thứ Sáu 31/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Sở dĩ Sachi được gọi là siêu thực phẩm của thế giới là nhờ những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại. Một trào lưu ăn uống, làm đẹp mới đang nở rộ cùng loài cây thiêng của người Inca này, trước tiên là ở những nhân vật nổi tiếng và giàu có./ Giấc mơ Sachi

Thực phẩm của những người nổi tiếng

Sở dĩ Sachi được gọi là siêu thực phẩm của thế giới là nhờ những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại. Một trào lưu ăn uống, làm đẹp mới đang nở rộ cùng loài cây thiêng của người Inca này, trước tiên là ở những nhân vật nổi tiếng và giàu có.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nekki Baker chia sẻ trong bài viết về siêu thực phẩm trên báo Daily mail của vương quốc Anh thì Sachi là một trong những loại thực phẩm giàu axit béo omega 3 nhất trên thế giới.

Bên cạnh đó, hạt Sachi còn chứa nhiều protein, chất xơ và chất chống oxi hóa. Những người mẫu, ca sĩ danh giá trên thế giới như Miranda Kerr, Victoria Beckham bắt đầu tin tưởng sử dụng nước ép trái cây cùng với bột protein Sachi vào mỗi sáng để có được làn da khỏe, tâm trạng thoải mái cho ngày mới.

17-19-46_1
Sachi - thực phẩm của những người nổi tiếng

Ngoài ra, Sachi giúp giảm tình trạng khó chịu sau khi sử dụng đồ uống có cồn đặc biệt vào các ngày tết, nghỉ lễ. Đầu bếp nổi tiếng người Peru Virgilio Martinez - chủ nhà hàng Pujon tại thành phố Mexico nằm trong top 17 nhà hàng tốt nhất thế giới đánh giá Sachi là thực phẩm nên phổ biến và có tác dụng rất tốt bởi thành phần các chất béo Omega 3, 6, 9.

Tiến sĩ Mehmet Oz - người dẫn chương trình đài truyền hình Mỹ đưa Sachi vào danh sách “Best and Worst of 2010” và xem nó là thực phẩm ăn nhanh giúp giảm cân tốt nhất. Manuel Villacorta - phát ngôn viên toàn quốc Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Mỹ, sáng lập viên tổ chức Eating Free và tác giả cuốn sách Eating Free, Peruvian Power Foods, Whole Body Reboot… đã giới thiệu Sachi là thực phẩm quan trọng tạo nên sức mạnh, khả năng chịu đựng, sức chiến đấu của đế chế người cổ Inca khu vực Nam Mỹ.

17-19-46_2

Thế kỷ 16, đế chế Inca mở rộng lãnh thổ từ Machu Picchu tại phía Bắc Peru tới khu vực rộng lớn Ecuador, dãy Andes gồm Chile, Argentina… Hạt Sachi luôn theo chân những đoàn chiến binh Inca hùng mạnh như một công cụ hỗ trợ đắc lực.

Vượt các hàng rào kiểm tra nghiêm ngặt

Trong những năm gần đây các sản phẩm chế biến từ Sachi đặc biệt là dầu được rất nhiều đơn vị quốc tế công nhận về giá trị dinh dưỡng bởi chúng chứa hàm lượng cao Vitamin E và axit béo Omega 3. Ngày 23/9/2014 dầu Sachi đã vượt qua thành trì cực kỳ nghiêm ngặt của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), được đóng dấu chấp thuận về thành phần dinh dưỡng và mức độ an toàn.

Đối với thị trường châu Âu, năm 2012, dầu Sachi được công nhận phù hợp cho việc sử dụng trong các loại thực phẩm theo quy định của EU, được Đức trao bằng Anuga. Tại thị trường Nhật Bản, Sachi đạt được chứng nhận sản phẩm hữu cơ cấp bởi JAS – Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản (Japanese Agricultural Standard). Trong khi đó, đối tượng sử dụng sản phẩm được sản xuất từ Sachi rất rộng lớn gồm mọi tuổi tác, giới tính, sắc tộc, truyền thống ẩm thực, sức khỏe…

17-19-46_3

Cách ăn và chế biến Sachi cũng rất phong phú: Dầu Sachi có thể được dùng làm món trộn trong sa lát, làm dầu chuyên biệt cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ; hạt Sachi có thể làm nhân bánh, kem, mứt... Vì là đồ ăn nên lượng tiêu dùng hàng ngày của mỗi người lớn hơn cà phê, ca cao rất nhiều. Với hàm lượng axit béo không no rất cao, Sachi sẽ là sự lựa chọn cho nỗi lo thời đại là bệnh tim mạch và làm nguyên liệu trong ngành sản xuất mỹ phẩm.

Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) đánh giá cao tiềm năng xuất khẩu của cây Sachi trên thị trường thế giới. Theo đó, Sachi phù hợp phát triển ở khu vực nhiệt đới và có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cộng đồng. Từ những đánh giá về tiềm năng xuất khẩu của cây Sachi và bằng những hành động cụ thể ITC đã mở đường cho các doanh nghiệp, hộ gia đình trồng cây Sachi xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Canada, EU, Thụy Sĩ…

Đứng đầu là Peru trồng hơn 3.000 ha Sachi tại các tỉnh San Martín, Junín, Huánuco, Ucayali, Amazonas. Đứng thứ hai về diện tích trồng tại khu vực này là Ecuador và Colombia với 2.000 ha cho mỗi nước. Sachi được trồng ở khu vực này theo hướng thực sinh (bằng hạt) nên mỗi ha có sản lượng khoảng 3 tấn/năm. Như vậy, hàng năm mỗi quốc gia vùng Nam Mỹ này đạt sản lượng khoảng 6.000-9.000 tấn Sachi để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Với giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế khi trồng Sachi được đánh giá cao như vậy nhưng nhìn vào tình hình sản xuất Sachi hiện nay trên toàn thế giới có thể nhận thấy lượng cung chưa đáp ứng được nhu cầu về các sản phẩm làm từ Sachi. Diện tích trồng Sachi vẫn còn khá khiêm tốn vì vậy dư địa cho việc phát triển còn rất nhiều.

Sachi đang được trồng chủ yếu ở một số nước vùng nhiệt đới Nam Mỹ như Suriname, Venezuela, Bolivia, Colombia, Ecuador, Peru, Brazil… và những năm gần đây là Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Cho đến nay, diện tích và sản lượng nhiều nhất vẫn là Peru, Ecuador, Clombia, các nước sau sản lượng chưa cao do diện tích trồng nhỏ hoặc khí hậu không thích hợp. Thị trường xuất khẩu sản phẩm từ Sachi chủ yếu tập trung ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, EU… Đây đều là những nước mà người dân có thu nhập cao và rất quan tâm đầu tư cho vấn đề dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

Liên quan gần gũi hơn cả với Việt Nam là các quốc gia châu Á. Sachi hiện đang được một số quốc gia trong khu vực quan tâm và đã đầu tư trồng như: Trung Quốc 300-500 ha, Thái Lan trồng khoảng 500 ha. Công ty CP Sachi Vina (Việt Nam) đã hợp tác đầu tư trồng tại Lào, Campuchia 3.000 ha và đang xây dựng kế hoạch đầu tư trồng tại Myanmar. Tại Việt Nam, công ty đã kết hợp với các nhà khoa học của khoa Công nghệ Sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia tiến hành trồng khảo nghiệm tại Tam Điệp (Ninh Bình) trên 2ha; Ea Tu (Buôn Ma Thuột) khoảng 2 ha; Chiềng Cơi (Sơn La); Lương Sơn (Hòa Bình)…

Sau gần 2 năm kết hợp với các nhà khoa học nghiên cứu và trồng thử nghiệm cây Sachi tại Việt Nam, Công ty CP Sachi Vina nhận thấy Việt Nam rất thích hợp cho việc trồng cây Sachi cả về điều kiện tự nhiên cũng như giá nhân công lao động. Đặc biệt ngày nay Nhà nước có rất nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu Sachi rất lớn và còn tăng mạnh trong tương lai trong khi diện tích trồng hiện nay vẫn còn rất khiêm tốn.

Đây là cơ hội tốt để xóa đói giảm nghèo, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, tạo công ăn việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới. Đồng thời còn hướng tới mục tiêu đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hữu cơ tạo ra thế mạnh cho lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường Mỹ, Nhật và EU.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất