| Hotline: 0983.970.780

Giống hồng vuông

Thứ Tư 04/08/2010 , 09:15 (GMT+7)

2 giống hồng giòn có tên là Fuyu và Jito từ Nhật Bản có nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống hồng hiện có ở nước ta.

Hỏi: Vườn nhà tôi hiện có hơn 2 sào trồng giống hồng quả nhỏ của Lạng Sơn tuy sai quả, ít mất mùa nhưng vì giá thấp, nhiều khi không bán được nên hiệu quả không cao, đang định chặt đi để trồng cây khác. Tôi nghe nói ta mới nhập nội giống hồng vuông ăn ngon, chất lượng cao, bán rất đắt cũng muốn mua giống để trồng thay thế. Xin quí báo giới thiệu cho biết giống này, cách trồng và ở đâu có bán giống?

(Hoàng Văn Đại - Thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy - Hòa Bình)

Giống hồng giòn Fuyu.
Trả lời: Theo yêu cầu của bạn, chúng tôi liên hệ với Viện Bảo vệ Thực vật, đơn vị nhập nội, trồng thử nghiệm thành công 2 giống hồng giòn có tên là Fuyu và Jito từ Nhật Bản. TS. Lê Đức Khánh, một trong những tác giả của giống hồng mới này cho biết, do có nhiều ưu điểm vượt trội so với một số giống hồng hiện có ở nước ta, hiện 2 giống hồng này đang được nhiều địa phương gây trồng hoặc ghép cải tạo để thay thế cho các giống địa phương.

Đặc điểm giống và yêu cầu sinh thái: Đặc điểm của 2 giống hồng này là quả to (200-300g/quả), mẫu mã đẹp, hình vuông hay hơi dẹt, vỏ chín có màu vàng đỏ, ruột vàng da cam, ăn giòn, ngọt, không chát, năng suất cao và khá ổn định (30-60kg/cây ở cây 5-6 năm). Ngoài ra 2 giống này còn có nhiều ưu điểm khác như: Quả chín sớm nên bán được giá cao (20-30 ngàn đồng/kg), thời gian chín kỹ thuật kéo dài khoảng 15 ngày, khi chín quả có thể để thêm 15 ngày mà vẫn giữ được độ cứng nên rất thuận tiện cho việc thu hái, vận chuyển, bảo quản và kinh doanh. Thời gian ra hoa vào cuối tháng 3, thu hoạch từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Hồng Fuyu và Joito thuộc nhóm không chát PCNA được trồng phổ biến ở nhiều nước có khí hậu ôn đới và á nhiệt đới, dùng ăn tươi và nguyên liệu chế biến hồng khô xuất khẩu rất có giá trị.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và ghép cải tạo giống: Theo các nhà khoa học, ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thông thường trong qui trình hướng dẫn trồng, chăm sóc cây hồng đã ban hành, bà con cần làm tốt một số việc sau đây khi trồng hoặc ghép cải tạo lại vườn cây bằng 2 giống hồng mới này:

- TS. Đỗ Đình Ca, Viện Nghiên cứu Rau quả khuyến cáo: Các giống hồng Fuyu và Jito chất lượng cao đòi hỏi điều kiện sinh thái khí hậu lạnh (từ 200-400 CU-đơn vị lạnh) do đó chỉ nên trồng ở những nơi có độ cao trên 500m so với mực nước biển, có điều kiện khí hậu mát, lạnh như Đà Lạt (Lâm Đồng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mộc Châu (Sơn La), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Ngân Sơn (Bắc Cạn) và những vùng có khí hậu lạnh tương tự (CU từ 200 trở lên); đồng thời phải có chế độ đầu tư, thâm canh lớn (phân bón, tưới tủ đầy đủ, cắt tỉa, tạo tán thường xuyên). Hồng Fuyu trồng ở nước ta sinh trưởng chậm, vì vậy việc tạo tán mất nhiều năm, có thể tạo theo kiểu bán cầu tròn và hình chữ Y kết hợp áp dụng kỹ thuật ghép nối đoạn cành vừa cải tạo vườn cũ vừa đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng để hình thành tán nhanh, sớm cho thu hoạch. Biện pháp tốt nhất là ghép cải tạo bằng giống Fuyu trên các giống hồng địa phương năng suất, chất lượng thấp, chỉ 2 năm là cho quả, 3 năm ổn định năng suất.

- Về kỹ thuật ghép cải tạo để thay giống, TS. Lê Đức Khánh hướng dẫn: Đốn loại bỏ hết những cành cách mặt đất 1-1,5m, cắt bỏ hết các cành nhỏ mọc ngược vào phía trong tán. Chọn 10-15 cành có đường kính 1,5-3cm để ghép bằng phương pháp chẻ bên hoặc ghép đoạn cành theo phương pháp ghép nối ngọn. Thời gian ghép thích hợp nhất là từ tháng 5 đến tháng 7 và ghép vào mùa cuối mùa đông. Sau khi các chồi mầm trên đoạn cành ghép phát triển, cắt bỏ tất cả các cành mọc phía dưới chỗ ghép nhằm kích thích cho mầm ghép mọc nhanh, mọc khỏe và duy trì thường xuyên chế độ chăm sóc, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh và đốn tỉa theo kiểu hình phễu để tạo ra bộ tán cho năng suất hồng cao nhất.

Địa chỉ liên hệ để mua giống: Viện Bảo vệ Thực vật (Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội, ĐT: 04. 38389724), Viện Di truyền Nông nghiệp (Đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội, ĐT: 04. 37544712) và Cty Tư vấn và Đầu tư Phát triển rau hoa quả - Viện Nghiên cứu Rau quả (thị trấn Trâu Quì - Gia Lâm - Hà Nội, ĐT: 04. 38768533).

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm