| Hotline: 0983.970.780

Giống lạc TK10

Thứ Hai 25/04/2011 , 10:41 (GMT+7)

TK10 vỏ quả mỏng, eo nông, tỷ lệ nhân đạt 75,1-80%, hạt màu hồng nhạt, hình trụ, không nứt vỏ lụa, chất lượng tốt, độ đồng đều cao...

Sau thành công của giống lạc MD7 có khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn tương đối tốt, được nông dân và các địa phương đánh giá cao thì mới đây các nhà khoa học thuộc Bộ môn Miễn dịch thực vật (Viện Bảo vệ Thực vật) lại tiếp tục đưa ra giới thiệu giống lạc mới TK10 có khả năng chống chịu bệnh héo xanh cao cùng nhiều ưu điểm vượt trội: năng suất cao, chất lượng tốt, có thể trồng được nhiều vụ trong năm.

Trao đổi với chúng tôi, Thạc sỹ Nguyễn Thị Vân, Phó trưởng Bộ môn Miễn dịch thực vật, một trong những tác giả chọn tạo giống lạc mới này cho biết: Bệnh héo xanh vi khuẩn là một trong những dịch hại nguy hiểm, gây nhiều thiệt hại đối với các loại rau màu trong đó có cây lạc nhưng vẫn chưa có một loại thuốc đặc hiệu nào phòng trị có hiệu quả. Giống lạc TK10 có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nhập nội với mục tiêu tuyển chọn theo hướng chống chịu bệnh là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.

TK10 là giống có nhiều đặc điểm nông học tốt: cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh; cây cao từ 35,5-43,5cm, trung bình có từ 5,5-6 cành cấp 1 và 2,5 cành cấp 2, thân đứng, cứng cây, chống đổ tốt. Thời gian sinh trưởng từ 122-125 ngày (vụ xuân), 92-96 ngày (vụ hè thu) và 108-110 ngày (vụ thu đông). Số lượng quả chắc trung bình 11-14 quả/cây. Vỏ quả mỏng, eo nông, khối lượng 100 quả đạt 149,4g; khối lượng 100 hạt đạt 62,4g (tỷ lệ nhân đạt 75,1-80%), hạt màu hồng nhạt, hình trụ, không nứt vỏ lụa, chất lượng tốt, độ đồng đều cao. Năng suất trung bình 39,4 tạ/ha.

TK10 có thể trồng được trên đất đồi, đất cát, đất cát ven biển, rất thích hợp với các chân đất cát pha, đất thịt nhẹ, chịu thâm canh, có thể trồng xen canh hoặc luân canh với nhiều loại cây trồng khác, đặc biệt là lúa nước. Ngoài ưu điểm vượt trội của giống là khả năng chống chịu tốt với bệnh héo xanh vi khuẩn so với các giống bản địa, TK10 còn có khả năng chống chịu trung bình với các bệnh đốm đen và một số côn trùng chích hút. Giống được Bộ NN-PTNT công nhận là giống sản xuất thử từ tháng 9 năm 2009 ở các tỉnh khu vực phía Bắc.

Sau gần 2 năm đưa vào sản xuất thử trên diện rộng nhiều bà con nông dân và các địa phương đánh giá rất cao giống lạc mới này. Theo Thạc sỹ Vân, diện tích phát triển giống lạc TK10 trong 3 năm gần đây ở một số tỉnh khu vực phía Bắc liên tục được mở rộng, tập trung ở Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), Sơn Tây (Hà Nội), hiện tại đang mở rộng ra các huyện Nga Sơn, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Diễn Châu, Quỳ Hợp (Nghệ An) trong dự án “Sản xuất thử giống lạc TK10 chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn phục vụ một số vùng chờ nước trời một số tỉnh phía Bắc” được triển khai thực hiện trong 2 năm 2011-2012 nhằm đề xuất Hội đồng KHCN Bộ NN-PTNT xem xét công nhận giống quốc gia để sớm đưa ra phục vụ sản xuất.

Theo khuyến cáo của nhóm tác giả, để trồng được giống lạc mới TK10 cho hiệu quả kinh tế cao, ngoài các biện pháp trong qui trình trồng lạc thông thường bà con cần chú ý thêm một số điểm sau đây:

 

(Thông tin chi tiết xin theo dõi trên Báo NNVN số 81 ra ngày 25/4/2011)

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Dồn lực tiêm vacxin phòng bệnh dại trên chó, mèo

Trước diễn biến bệnh dại trên người có chiều hướng gia tăng, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản chỉ đạo đảm bảo tỷ lệ tiêm vacxin đạt trên 80% tổng đàn chó, mèo.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất