| Hotline: 0983.970.780

Méo mặt cà chua không quả

Giống lấy từ đại lí Cty SX-TM Xanh

Thứ Tư 22/10/2014 , 09:25 (GMT+7)

Theo thông tin mới nhất của Cục Trồng trọt, cà chua “điếc” do giống F1 Mongal không chỉ xảy ra ở Hải Dương mà còn ở nhiều địa phương phía Bắc khác./ Cà chua "điếc" do đâu?

* Diện tích cà chua “điếc” lên đến hàng trăm ha 

Theo thông tin mới nhất của Cục Trồng trọt, cà chua “điếc” do giống F1 Mongal không chỉ xảy ra ở Hải Dương mà còn ở nhiều địa phương phía Bắc khác, trong đó tại Ninh Bình cũng vừa ghi nhận thiệt hại nặng không kém.

Trước đó, ngày 13/10, Báo NNVN cũng đã phản ánh việc nông dân ở xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang rất bức xúc vì trồng giống ớt Hồng Hạc 2 không ra trái...

Liên quan đến những sự việc này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đồng Quảng (ảnh) – Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT.

19-42-27_qung

Thưa ông, sự việc cà chua không ra quả gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa phương, Cục Trồng trọt có biết không?

Hiện Cục mới chỉ nhận được báo cáo về việc này của Sở NN-PTNT Hải Dương và Sở NN-PTNT Ninh Bình. Cụ thể Hải Dương bị thiệt hại khoảng hơn 70 ha, Ninh Bình cũng bị thiệt hại nặng với hơn 50 ha, tập trung ở huyện Gia Viễn. Tất cả các diện tích đều bị thiệt hại nặng, gần như 100% không ra quả, và đều thuộc duy nhất một giống Mongal như báo chí đã phản ánh. Đối với rau có giá trị, đầu tư cao như cà chua thì diện tích thiệt hại này là rất nặng nề.

Vậy đã biết cụ thể cà chua không ra quả do nguyên nhân gì chưa?

Sở NN-PTNT các tỉnh đang vào cuộc điều tra xác định nguyên nhân. Nhiều khả năng do chất lượng hạt giống. Người dân phản ánh giống này đã dùng lâu năm nhưng đây là vụ đầu tiên bị thiệt hại kiểu này, và người dân cũng cho biết cà chua vụ này nhiều điểm khác biệt so với các năm trước.

Ở đây có mấy tình huống giả thiết khiến cà chua không ra quả, một là có thể do nguồn giống mà dân sử dụng không đúng. Thứ hai, có thể đúng giống, nhưng do giống có phản ứng nhạy cảm với thời tiết. Theo một số chuyên gia thì giai đoạn trung tuần tháng 9/2014 thời tiết hơi khô, có thể ảnh hưởng đối với các giống nhạy cảm, chịu nóng kém, bởi đây là lứa cà chua trái vụ.

Cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm điều tra, xác định nguyên nhân thiệt hại, thưa ông?

Thanh tra Sở NN-PTNT các địa phương phối hợp với cơ sở sẽ điều tra xác định nguyên nhân. Về phía Cục Trồng trọt, chúng tôi cũng đã đề nghị Sở NN-PTNT các địa phương bị thiệt hại thu thập mẫu giống cà chua F1 Mongal đã sử dụng trong vụ vừa qua để tiến hành hậu kiểm, sẽ trồng giống đối chứng với giống mà Cty TNHH SX-TM Xanh cung cấp để kiểm tra xem có phải nguyên nhân do không đúng giống hay không. Nếu đúng giống thì phải xem xét cân nhắc không sử dụng trong các vụ sau, nếu không đúng giống sẽ có các chế tài xử lí DN cũng như đền bù thiệt hại cho nông dân.

Thiệt hại nặng như thế, nhưng DN cung ứng giống nói họ chỉ hỗ trợ nông dân chứ không đền bù. Nếu xác định nguyên nhân do giống dởm thì DN cung ứng giống phải đền bù cho dân thế nào, thưa ông?

Nếu xác định được nguyên nhân thiệt hại do giống thì đương nhiên DN cung ứng giống phải đền bù và hỗ trợ. Tuy nhiên tùy trường hợp, do DN cố tình hoặc cung cấp không đúng giống; DN vô ý cung cấp không đúng giống hoặc DN cung cấp đúng giống nhưng do giống mẫn cảm với thời tiết dẫn đến thiệt hại thì mức độ đền bù, hỗ trợ cho người dân sẽ khác nhau.

19-42-27_dscf1555
Nông dân Hải Dương phá bỏ các ruộng cà chua Mongal vì không ra quả

Về phía DN, nếu xác định là do giống kém chất lượng thì sẽ bị xử lí theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính liên quan tới chất lượng hàng hóa; nếu là hàng giả do DN cố tình cung ứng thì sẽ xử lí theo Nghị định 185/NĐ-CP năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính đối với hàng giả. Cơ quan thanh tra địa phương cần phải xác định xem nó là kém chất lượng hay là hàng giả để có chế tài xử lí.

Đấy mới là xử phạt DN, còn người dân không được đền bù gì chăng?

Nếu xác định được nguyên nhân thiệt hại rồi, thì DN cung cấp giống, chính quyền địa phương và người dân có thể ngồi lại bàn bạc để thống nhất phương án hỗ trợ đền bù. Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thì người dân có thể khởi kiện DN ra tòa để đòi bồi thường.

Phía Cty cung cấp giống nói giống của họ cung cấp ở các địa phương bị thiệt hại vừa qua là giống bị làm giả, nên họ sẽ không bồi thường?

Nếu Cty nói là giống của họ bị làm giả thì cần phải đề nghị cơ quan công an vào cuộc để xác định đó có phải hàng giả hay không, và đó có phải là hàng đã bán ở các địa bàn thiệt hại hay không.

Tuy nhiên theo thông tin từ các tỉnh báo cáo, các đại lí cho biết họ đã lấy hàng từ đại lí chính thức của Cty TNHH SX-TM Xanh ở phía Bắc.

Cụ thể, Sở NN-PTNT Hải Dương cho biết các đại lí đã mua 1.000 gói giống cà chua F1 Mongal, còn các đại lí ở Ninh Bình mua 500 gói giống này từ chính đại lí chính thức của Cty TNHH SX-TM Xanh. Đại diện phía Bắc của Cty này cũng đã thừa nhận họ có cung cấp giống cho các địa phương, và ngay cả giống do đại lí này cung cấp cũng bị thiệt hại.

Nếu một số diện tích bị thiệt hại, một số khác không bị thiệt hại thì có thể nghi là do hàng giả. Đằng này toàn bộ diện tích trồng giống cà chua Mongal đều thiệt hại thì không thể nói tất cả những diện tích bị thiệt hại đều là do hàng giả được.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm