| Hotline: 0983.970.780

Giống mía K95-156

Thứ Hai 07/10/2013 , 10:40 (GMT+7)

K95-156 có ưu điểm cây to, chịu thâm canh, mức độ đồng đều cao; ít bị đổ ngã, chịu ngập úng khá; năng suất cao và ổn định; chất lượng khá tốt...

Trong khuôn khổ Dự án độc lập cấp Nhà nước “SX thử và phát triển giống mía K95-156”, Viện Nghiên cứu Mía đường phối hợp với Nhà máy đường Biên Hòa - Tây Ninh (Cty CP Đường Biên Hòa) vừa tổ chức hội thảo phát triển giống mía K95-156 tại xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Tới dự có đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT Tây Ninh, Trung tâm Khuyến nông và chính quyền địa phương các cấp, cùng đại diện lãnh đạo 3 nhà máy đường gồm Biên Hòa - Tây Ninh, Bourbon Tây Ninh và Nước Trong; đặc biệt là sự tham dự của 40 nông dân trồng giống K95-156 trên địa bàn huyện Dương Minh Châu.

Sau khi đi thực địa thăm quan mô hình trình diễn trồng giống K95-156, nghe báo cáo kết quả khảo nghiệm, SX thử giống K95-156 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh của Viện Nghiên cứu Mía đường cũng như các báo cáo về kết quả phát triển giống K95-156 của các NM đường trong tỉnh và phần trao đổi, thảo luận về các ưu, nhược điểm của giống K95-156, hội thảo đã đi tới thống nhất kết luận về một số ưu điểm nổi bật của giống này.


Hội thảo giống mía KM 95-156 tại xã Phước Minh

Cụ thể là cây to, chịu thâm canh, mức độ đồng đều cao; ít bị đổ ngã, chịu ngập úng khá; năng suất cao và ổn định; chất lượng khá tốt; khả năng chống chịu sâu đục thân, bệnh than tốt; ít nhiễm bệnh trắng lá và bệnh thối đỏ (bệnh rượu)...

Đồng thời các đại biểu cũng chỉ ra một số nhược điểm cần lưu ý của giống như trổ cờ sớm, tỷ lệ trổ cờ cao, khả năng nảy mầm, tái sinh trung bình. Mặc dù vậy, các nhược điểm này ít ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác giống K95-156 và người trồng mía hoàn toàn có thể hạn chế, khắc phục được một cách dễ dàng trong quá trình canh tác.

K95-156 là giống mía do Thái Lan lai tạo, được Viện Nghiên cứu Mía đường nhập nội chính thức về khảo nghiệm từ năm 2005, được công nhận SX thử từ năm 2011. Kết quả cho thấy giống K95-156 tỏ ra đặc biệt thích hợp với vùng mía huyện Dương Minh Châu và các chân đất có tưới hoặc đất thấp, đủ ẩm nhưng thoát nước tốt.

Hiện nay, trong tổng số hơn 1.800 ha trồng giống K95-156 trên toàn địa bàn tỉnh Tây Ninh, có tới hơn 1.400 ha ở huyện Dương Minh Châu. Năng suất mía bình quân của các hộ trồng giống K95-156 trong vụ 2012 - 2013 ở huyện này đạt trên 80 tấn/ha trong điều kiện không tưới và trên 110 tấn/ha trong điều kiện có tưới với chữ đường bình quân đạt 11,52 CCS.

Với kết quả đạt được nêu trên, trong thời gian tới tỉnh Tây Ninh và các NM đường trong tỉnh dự kiến sẽ phát triển thêm diện tích trồng giống K95-156 trên các chân đất và điều kiện canh tác phù hợp với đặc điểm của giống cũng như mục tiêu SX của NM (đất cao có tưới, đất thấp thoát nước tốt hoặc vùng mía thu hoạch bằng máy) để thu hoạch vào giữa đến cuối vụ ép, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả SX mía nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.