| Hotline: 0983.970.780

Giống ngô nếp lai Tố Nữ

Thứ Sáu 28/10/2011 , 10:17 (GMT+7)

Mới đây, Cty CP Sao Cao Nguyên đã phối hợp với Phòng NN- PTNT huyện Đơn Dương tổ chức tham quan đánh giá giống ngô nếp lai đơn Tố Nữ...

* Giá bán chưa bằng nửa giống nhập ngoại

Mới đây, Cty CP Sao Cao Nguyên đã phối hợp với Phòng NN- PTNT huyện Đơn Dương tổ chức tham quan đánh giá giống ngô nếp lai đơn Tố Nữ tại thôn Nam Hiệp, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng. Hội thảo đã đánh giá rất cao giống ngô nếp mới này.

Ngô nếp lai Tố Nữ là giống lai đơn có nguồn gốc nước ngoài được Cty CP Sao Cao Nguyên sản xuất hạt lai F1 trong nước. Chính cách làm này Cty vừa tạo công ăn việc làm cho người nông dân sản xuất ngô giống vừa giảm được giá thành sản phẩm. Hiện nay giống ngô nếp lai cùng loại có nguồn gốc trong nước cũng như nước ngoài có giá từ 200 – 260 ngàn đồng/kg, trong khi đó giống nếp lai Tố Nữ đến tay người nông dân với giá chỉ khoảng 100 ngàn đồng/kg, tức là giảm được hơn một nửa so với các giống nếp lai cùng loại.

Giống nếp lai đơn F1 Tố Nữ có đặc tính sinh trưởng mạnh, bộ lá to, xanh đậm, có khả năng chống chịu bệnh khô vằn, đốm lá, gỉ sắt rất tốt, năng suất bắp tươi còn vỏ đạt 18 – 19 tấn/ha, độ đồng đều bắp và cây rất cao, thu hoạch tập trung, tỷ lệ bắp loại 1 đạt trên 95%. Nếp lai Tố Nữ ăn tươi ngon, mềm dẻo, ngọt và rất thơm. Dạng bắp thon dài, hạt màu trắng sáng.

Nếp lai Tố Nữ được trồng quanh năm trên đất tưới tiêu chủ động, tuy nhiên gieo trồng cần tránh bắp trổ cờ, phun râu vào thời gian có rét đậm, rét hại làm bắp khó đậu hạt. Lưu ý khi trồng cần cách ly thời gian và không gian với các loại bắp vàng để đảm bảo chất lượng ăn tươi và màu hạt.

 Nếp lai Tố Nữ không nên gieo với mật độ quá dày để tránh cạnh tranh ánh sáng, hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của cây. Mỗi ha cần gieo với lượng giống khoảng 10 – 12kg, gieo 1 hạt/hốc, theo khoảng cách 70 x 30cm, gieo thêm khoảng 10% số hạt trong bầu để trồng dặm đảm bảo mật độ 50.000 cây/ha. Do bộ lá xanh tốt đến khi thu hoạch vì vậy người nông dân có thể tận thu làm thức ăn cho gia súc, hoặc bán cây tươi để tăng thu nhập.

Tại ruộng ngô tham quan của gia đình ông Đinh Văn Ký, thôn Nam Hiệp bà con nông dân được tận mắt chứng kiến ruộng ngô sắp đến ngày thu hoạch, bắp rất đồng đều, còn thửa ngô nếp bên cạnh nhà ông Ký bộ lá xác xơ nhiễm bệnh nặng cháy lá lớn.

Ông Đào Văn Thạch, Tổng Giám đốc Cty CP Sao Cao Nguyên cho biết: Giống nếp lai Tố Nữ đã được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, SP cây trồng và phân bón Quốc gia khảo nghiệm qua nhiều vụ, có kết quả tốt, hiện giống đang được đưa vào sản xuất thử và trình diễn tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Trong thời gian tới, với ưu thế chất lượng, giá rẻ, giống ngô nếp lai F1 Tố Nữ sẽ đáp ứng được nhu cầu của nông dân.

Ông Ký cho biết: Giống Tố Nữ sạch bệnh, bắp to vừa, hạt đóng mút đầu bắp. Theo ông Ký, mặc dù Đơn Dương là đất thâm canh trồng rau, nhưng ngô nếp lai cũng là đối tượng được nông dân lựa chọn nhằm luân canh cải tạo đất. Nếu chọn được giống ngô nếp lai phù hợp, giá giống rẻ chất lượng cao như Tố Nữ thì chắc chắn người nông dân sẽ tăng thêm thu nhập.

Sau khi thăm ruộng, các đại biểu tham quan được thưởng thức ngô Tố Nữ luộc ngay tại đầu bờ ruộng. Đúng như như tên gọi Tố Nữ, khi nồi ngô luộc được mở ra, mùi thơm tỏa ra khiến cho mọi người đều rất thích thú. Bắp được bóc vỏ, có hình thon dài với những hàng hạt trắng sáng đều tăm tắp. Sau khi thưởng thức, nhiều đại biểu đều có chung nhận định giống ngô này ăn rất ngọt và dẻo, đặc biệt khi để nguội hạt vẫn mềm dẻo dễ ăn.

Đây là lợi thế của giống ngô Tố Nữ so với các giống ngô khác trên thị trường hiện nay.

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất