| Hotline: 0983.970.780

Giống rau quả mới của Nomafsi

Thứ Hai 01/02/2010 , 11:54 (GMT+7)

Nomafsi hiện đang lưu giữ tập đoàn gần 300 giống cây ăn quả tại Phú Hộ (Phú Thọ) phục vụ cho công tác chọn tạo giống.

PGS.TS Lê Quốc Doanh, Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (Nomafsi) cho biết Viện đang lưu giữ tập đoàn gần 300 giống cây ăn quả tại Phú Hộ (Phú Thọ) phục vụ cho công tác chọn tạo giống.

Trong những năm qua, Viện đã tuyển chọn và đưa ra sản xuất một số giống cây ăn quả mới. Trong đó một số giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống sản xuất thử và giống cây trồng mới, đó là: chuối tiêu VN1-064, giống xoài XPH11, giống lạc tiên tự thụ Đài Loan (LPH4) quả tím. 

Lạc tiên tự thụ Đài Loan (LPH4)

Vườn tập đoàn cây ăn quả ôn đới tại Sa Pa - Lào Cai của Viện hiện đang lưu giữ nhiều giống cây ăn quả bản địa như mận Tả Van, mận hậu quả xanh, mận hậu quả vàng, mận vàng địa phương, đào Mèo, đào Vân Nam, lê xanh, lê nâu…

Ngoài ra còn có các giống cây ăn quả ôn đới nhập nội từ các nước như Trung Quốc (lê Thương Khê, lê Hoàng Hoa, lê Kim Xuyên, Kiwi Hồng Tâm, Kiwi Tứ Xuyên, Kiwi Hải Ốc Đặc, Kiwi Tân Mỹ, Kiwi Tân Quan…), Pháp (mận Sim Ka, mận Forture, mận Blackamber, đào Vivian…), Mỹ (đào Flordaprince, đào Mara Vilha), Úc (đào Sunray, đào Sun Wright, đào Gulpbeauty).

Giống hoa:

Hiện nay, tại Viện đang lưu giữ tập đoàn giống hoa với trên 30 mẫu giống hoa phong lan, 10 mẫu giống hoa đồng tiền, 8 mẫu giống hoa hồng, 8 mẫu giống hoa cúc. Các mẫu giống này đang được chăm sóc, theo dõi và đánh giá tốt, trong đó có nhiều giống có triển vọng như giống hoa hồng H.PH01, H.PH02, H.PH03, H.PH05; giống hoa đồng tiền DPH01, DPH06, DPH08, DPH09; hoa lan Quế lan hương, Tam bảo sắc, Van da, Tai trâu…

Đã xây dựng mô hình phát triển hoa thương phẩm hàng ngàn chậu lan Hoàng Thảo và mô hình lan Shìn Hồ Lai Châu. Lập vườn lưu giữ hoa lan Kiếm bản địa tại Sa Pa. Thu thập được 400 giò phong lan phục vụ cho khu di tích lịch sử đền Hùng.

Giống rau:

Viện đã nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng mô hình phát triển một số giống cà chua vụ hè thu trong nhà màng izora tại tỉnh Lào Cai đem lại hiệu quả kinh tế cao (doanh thu 350 - 400 triệu đồng/ha). Xác định giống và qui trình trồng một số giống rau bản địa cho miền núi phía Bắc (dưa chuột, đậu đũa, cải Mèo, cải mào gà gân tím, cải ngồng ngọt, cải xanh lùn).

Giống cải Mèo

Trong đó có giống cải Mèo lá dài không lông cho năng suất cao (đạt 46,6 tấn/ha). Dự kiến sẽ đưa ra khảo nghiệm và xây dựng mô hình trên diện rộng các giống trên trong năm 2010.

Phục tráng giống ngô lúa bản địa

Nomafsi phục tráng và bảo tồn một số giống lúa bản địa đặc sản: Nếp Tú Lệ, tẻ Hương Chiêm tỉnh Yên Bái; nếp Nàng Hương, nếp Râu, tẻ Già Dui, tẻ Khẩu Mang của Hà Giang; tẻ Shéng Cù của Lào Cai. Xây dựng mô hình thâm canh lúa năng suất cao với các giống: Lúa lai HYT100, HYT83, HYT102, HYT103... Lúa thuần: N46, HT1, VĐ8, HYT01, X26, SH14...

Khảo nghiệm nhiều giống lúa thuần, lúa lai, lúa cạn mới và đã lựa chọn được nhiều giống lúa có năng suất, chất lượng cao, phù hợp cho các tiểu vùng của các tỉnh Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu như các giống: BT13, AYT77, HT1, N46, giống lúa cạn CIRAD141, DR4, DR5, 8FA 28F2, 8FA 337-1 góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn. Trong đó, giống lúa BT13 do Viện tuyển chọn có năng suất cao (6,5 - 7 tấn/ha), ngắn ngày, phù hợp cơ cấu cây trồng vụ đông.

Phục tráng giống ngô bản địa: tẻ vàng, nếp núi đá cho tỉnh Hà Giang. Kỹ thuật tạo hạt lai F1 trên các dòng thuần bố mẹ bước đầu đã thành công tại mô hình ở xã Chân Mộng, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ). Năm 2007, Viện đã tích cực hợp tác với Viện Nghiên cứu Ngô trong việc nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau, trong đó đã tiến hành khảo nghiệm 110 tổ hợp lai (T), so sánh 17 tổ hợp ngô lai mới, 12 tổ hợp giống ngô nếp, 20 tổ hợp ngô lai có triển vọng… Qua khảo nghiệm nhận thấy có một số tổ hợp lai có năng suất cao như BB-1A (6.145 kg/ha), LS-07-10 (6.251 kg/ha), KK-17 (6.145 kg/ha)… có nhiều triển vọng đưa vào sản xuất; Viện đã phục tráng cá thể, tạo được lô hạt giống siêu nguyên chủng cho giống ngô tẻ vàng của tỉnh Hà Giang.

Cùng với việc tuyển chọn giống, Nomafsi cũng xây dựng được thang tiêu chuẩn gốc cho 6 giống cây lương thực đặc sản của các tỉnh miền núi phía Bắc phục vụ cho việc phục tráng các giống cây lương thực bản địa. Viện cũng đang trồng thử nghiệm một số giống sắn, khoai lang mới có năng suất, chất lượng cao. Trong đó xác định giống sắn Rồng Vàng và KM21-12 có năng suất cao, phù hợp với vùng miền núi phía Bắc. Xác định biện pháp kỹ thuật trồng lạc xen sắn đem lại hiệu cao về kinh tế và môi trường.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm