| Hotline: 0983.970.780

Giống vật nuôi: Vật vờ bóng xế

Thứ Tư 01/02/2012 , 10:06 (GMT+7)

Nếu có một sự ví von được nhiều người chấp nhận nhất về tình trạng hệ thống giống vật nuôi hiện nay của Việt Nam thì chỉ vỏn vẹn mấy từ: bóng xế, chiều hôm…

Cổng khu trại của Công ty cổ phần Giống gia cầm Ba Vì xuống cấp nghiêm trọng

Mọi sự ví von đều khập khiễng nhưng nếu có một sự ví von được nhiều người chấp nhận nhất về tình trạng hệ thống giống vật nuôi hiện nay của Việt Nam chỉ vỏn vẹn mấy từ bóng xế, chiều hôm…

 

Lời cay đắng từ ông cựu Cục phó

Ông Lê Bá Lịch - Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN vốn là Cục phó Cục Khuyến nông-khuyến lâm là người luôn đau đáu cho nghiệp chăn nuôi nói chung và giống vật nuôi nói riêng, từng thốt lên rằng: “Hệ thống giống vật nuôi của ta hiện nay về cơ bản là… thua thời bao cấp, nó đã gần như ta rã”.

Vì sao một ông già ngoài bảy mươi tuổi từng chứng kiến nhiều biến thiên của ngành chăn nuôi qua các thời kỳ lại nói những lời cay đắng ấy? Ông lý giải: “Cổ phần hóa các đơn vị giống quốc gia và hệ thống giống tỉnh làm cho vai trò của nhà nước lu mờ dù vẫn trợ giá giống nhưng tác dụng của nó đến đâu? Hệ thống nhận trợ giá ấy có sản xuất được con giống tốt không? Về cơ bản là không. Lợn, đối tượng vật nuôi cực kỳ quan trọng bởi thịt lợn chiếm khoảng 77% lượng thịt tiêu thụ ở Việt Nam. Hiện ta có cỡ 4 triệu lợn nái thương phẩm nhưng nông dân không mấy ai mua giống lợn từ trại nhà nước mà đi mua giống của CP (nước ngoài), của Thái Dương, Kim Long (tư nhân)…".

 Ông Lịch phân tích: "Có ba cấp giống: cụ kị, ông bà, bố mẹ. Trước nhà nước nắm cụ kị, ông bà, các tỉnh nắm bố mẹ. Trợ giá giống một năm mấy chục tỉ, được bao giống ông bà, sản xuất bao nhiêu bố mẹ liệu Cục Chăn nuôi có nắm rõ không? Điều đặc biệt là tác động di truyền của chương trình trợ giá đó đến 4 triệu lợn nái thương phẩm hiện nay đến đâu? Không mấy tác dụng! Nông dân giờ tìm mua giống đạt tiêu chuẩn cũng khó. Các công ty tư nhân làm giống lợn như Kim Long, như Thái Dương, Cục có nắm được về kỹ thuật xem họ làm có đúng không hay chỉ nắm được mỗi cái… bắt tay khi gặp mặt: “Kim Long đấy à? Thành đấy à?”. Phải có người theo dõi mới nắm được chứ?”.

"Đến địa hạt giống gia cầm lại càng ngán ngẩm. Vịt giống gần như bỏ trống chỉ còn ít của Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên, Ô Môn. Gà trắng có ít của Lương Mỹ, Hòa Bình, gà màu cũng ít nơi làm. Ông Lịch phân tích: “Đầu năm 2011 sốt giống gia cầm, giá cả bị thao túng hết. Tôi tính giá thành một con gà công nghiệp giống chỉ cỡ 8.000 đồng nhưng bán lên 25.000- 30.000 đồng mà không ai làm gì được. Nói Cục Chăn nuôi quản lý thì họ hầu như không quản lý gì được về kỹ thuật còn về giá Cục Quản lý giá bêb Bộ Tài chính cũng có quản lý được đâu? Đại gia súc, con trâu chẳng ai quan tâm, đầu tư gì cả dù Việt Nam có những giống trâu tốt như ở Yên Bái, Tuyên Quang còn con bò chỉ quan tâm đến giống bò sữa”, vẫn theo ông cựu Cục phó.

Một góc trại của Cty Giống lợn Tam Đảo

“Trong cơ chế thị trường phải nghiên cứu chính sách, cơ chế phát triển hệ thống giống hạt nhân mở có các thành phần kinh tế tham gia. Tiêu chuẩn, điều kiện theo dõi hệ phổ, hệ phả, mở sổ giống đầu dòng… nhưng không ai làm vì những cái đó khó nhọc, ít cái ăn chứ không như dự án, ngon ăn lại sẵn “màu”. Hệ thống giống vật nuôi ở ta gần như tan. Các cơ sở quốc doanh đã cổ phần hóa, chủ tịch hội đồng quản trị quyết định hết tất cả. Họ làm ăn kiểu mì ăn liền, chạy theo giống thương phẩm chứ không làm cụ kị, ông bà. Kê khai vẫn kê khai để trợ giá vậy thôi. Thực tế khi sốt giống cả quốc doanh lẫn tư nhân bán theo giá thị trường hết. Giống cây trồng hỏi mua ở đâu rất sẵn có nhưng giống vật nuôi mấy ai còn nhắc đến Tam Đảo, Mỹ Văn, Đồng Giao? Hệ thống giống trồng trọt thời bao cấp kém hơn hệ thống giống vật nuôi thì nay ngược lại hoàn toàn”, ông Lịch chốt lại.

+ “Trung tâm Khảo kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi thành lập cả chục năm nay hầu như không làm gì, có tí trợ giá Cục Chăn nuôi cũng nắm khư khư”, theo ông Lê Bá Lịch.

+ Hiện nay đội ngũ cán bộ chuyên ngành giống vật nuôi trình độ cao gần như không còn vì về hưu gần hết. Hệ thống giống ở cơ sở cũng gần như không còn. Khi đã cổ phần hóa các đơn vị sản xuất giống, việc hội đồng quản trị bỏ tiền ra nhập những giống tốt về là rất họa hoằn vì mải chạy theo thương mại, còn nhà nước đầu tư vào dễ khiến tăng tỷ lệ % vốn cũng chắc đâu cổ đông đã thích? Đã làm giống phải theo quy trình, bài bản kỹ thuật nên không mấy anh chấp nhận mà chỉ nhăm nhăm vào làm những việc nhanh có cổ tức.

Trong cuộc hội thảo của ngành chăn nuôi mới đây ông Lê Bá Lịch có đề nghị không chỉ quốc doanh làm giống mà mở cho các thành phần kinh tế tham gia như ngành trồng trọt đã làm như thế mấy năm nay nhưng xem ra đề nghị đó của một ông già đã về hưu không có mấy trọng lượng.

Ông Nguyễn Văn Rỵ - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam - người lãnh đạo cả một binh đoàn giống hùng mạnh một thời giờ cũng cho biết, thống kê 30 đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam có 23 đơn vị cổ phần trong đó 3 công ty con và 20 đơn vị liên kết. “Khi đã cổ phần hóa, lãnh đạo không được như xưa về chuyên môn. Điều mà họ quan tâm là hiệu quả kinh tế chứ không phải bản chất giống vật nuôi, nhiệm vụ làm giống. Suy cho cùng, cổ phần hóa phải tính đến lợi nhuận, chứ không lấy đầu tiền chi cổ tức. Điều ấy cũng không nên trách họ. Ở 20 đơn vị liên kết, vốn nhà nước còn lại theo một tỷ lệ nào đó. Phần giống Cục Chăn nuôi quản lý, Tổng Công ty Chăn nuôi chỉ quản lý phần tiền của nhà nước. Vốn nhà nước ở những đơn vị như thế chiếm dưới 50% nên chúng tôi chỉ tham gia chứ không có quyền chi phối”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm