| Hotline: 0983.970.780

Giữ nghề làm hương truyền thống

Thứ Hai 02/02/2015 , 06:14 (GMT+7)

Bà Ứng Thị Thu là chủ cơ sở SX hương truyền thống ở Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội)./ Hối hả hương xạ Cao Thôn

Tuổi đã gần 70, cái tuổi lẽ ra được nghỉ ngơi nhưng bà vẫn miệt mài làm việc với mong muốn giữ được nghề truyền thống của ông cha để lại.

Trong cửa hàng nhỏ chất đầy hương, bà Thu vừa miệt mài làm việc vừa tâm sự với chúng tôi về nghề làm hương.

Bà nói: Nguyên liệu để làm hương 100% từ thuốc Bắc có đến 20 loại thảo dược khác nhau, hoàn toàn không sử dụng hóa chất tạo mùi hương. Nghề làm hương liên quan đến thế giới tâm linh, cái “tâm” làm nghề không cho phép làm cẩu thả, làm gian dối kém chất lượng. Bán sản phẩm ra thị trường chủ yếu lấy công làm lãi...

Những nén hương được ra lò thêm ánh nắng lúc gần trưa tạo mùi hương thơm thoảng, phảng phất rất lâu. Khi đốt lên mùi hương thơm nhẹ mà thanh, bắt lửa nhanh lại cuốn tàn. Để làm ra những nén hương chất lượng và có mùi hương như vậy người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khá vất vả và cẩn thận.

Các công đoạn trộn thuốc, se, nén đều được sử dụng bằng máy móc để tiết kiệm thời gian. Khi nén hương được làm ra phải được phơi trên giàn, dưới ánh nắng mặt trời để hương khô giữ được mùi và không mất màu.

Bà Thu cho biết: Làm hương phụ thuộc vào thời tiết, ngày nắng làm nhiều bù cho ngày mưa. Khi hương được nén xong phải mang ra nắng để phơi, nắng to một ngày sẽ khô, trời râm phải hai đến ba ngày.

Nguyên liệu làm hương chủ yếu bằng thảo dược như quế, hồi… nếu sử dụng giàn sấy bằng điện hương sẽ mất mùi, nóng quá thân hương sẽ bị nứt mà chất lượng không cao. Ngày rằm và dịp gần Tết khách đến mua nhiều hơn nhưng không thể làm kịp, còn phụ thuộc vào thời tiết.

Bà cho biết thêm, gia đình bà gắn bó với nghề làm hương đã 40 năm, lúc khó khăn nhất khi làm ra sản phẩm nhưng không bán được. Để hương của mình có chỗ đứng trên thị trường cần phải tạo thương hiệu riêng, đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả phải hợp lý.

Khi chia tay, chúng tôi nắm chặt tay bà Thu thầm cầu mong bà sớm tìm được người nối nghề làm hương tận tụy, tận tâm như bà.

Hiện nay, cơ sở SX của gia đình bà cung ứng ra thị trường không chỉ ở Hà Nội mà còn nhiều khách ở các tỉnh khác như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…

Bà Hồng (quận Ba Đình, Hà Nội) là khách hàng thường xuyên mua hương ở cửa hàng nhà bà Thu nói: "Từ nhiều năm nay tôi quen mua hương ở đây về dùng, chất lượng hương rất tốt, mùi hương dễ chịu. Không gian nhà lại hẹp sử dụng loại hương có chất tạo mùi bằng nước hoa ngửi rất khó chịu nên tôi toàn mua hương ở đây".

Sự cẩn thận trong từng công đoạn SX hương chính là bí quyết làm nên chất lượng và cái “tâm” tạo nên chỗ đứng trên thị trường.

Cách đây 10 năm, đến Yên Phụ dễ thấy nhiều cơ sở làm hương truyền thống, giờ chỉ còn sót lại một, hai nhà còn giữ được nghề.

Ghé thăm cửa hàng bà Thu chắc hẳn không ai có thể nhận ra bà là chủ cửa hàng và một cơ sở SX hương đốt truyền thống từ nhiều năm nay. Không chỉ ngồi bán hàng, bà còn tranh thủ lúc vắng khách ngồi gói hàng, làm hương trầm (hương đốt trong đỉnh).

Bà kể lại: "Yên Phụ có nghề làm hương đốt truyền thống từ nhiều năm nay do người làng tôi từ Cao Thôn (TP Hưng Yên) lên đây sinh sống và làm nghề. Thời xưa có người phụ nữ họ Ứng lấy một người Trung Quốc đã học được bí quyết làm hương truyền thống, sau này trở về quê bà truyền nghề làm hương cho dân làng. Từ đó nghề hương được phát triển và lan rộng".

Gia đình bà đã trải qua 5 thế hệ gắn bó với nghề làm hương truyền thống. Trước đây, nhà bà có 6 anh chị em đều nối nghề ông cha, theo thời gian còn lại một mình bà. Bà có 2 người con cũng không ai theo nghề. Hiện anh con rể đang được bà truyền lại nghề.

Nghề hương không khó học nhưng vất vả, bụi bẩn, nhem nhuốc, lãi lại thấp nên không ai muốn theo nghề này. Theo được nghề phải là người chịu khó, chủ yếu làm lấy công làm lãi. Nếu bản thân không chịu khó, mọi công đoạn đều thuê người thì khi bán ra không thấy lãi.

Bán đắt thì không ai mua, không cạnh tranh được các cơ sở khác mà bán rẻ thì không duy trì được nghề. Chính vì vậy nghề làm hương truyền thống nơi đây không còn nhiều nhà giữ được.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.