| Hotline: 0983.970.780

Giữ ngọt vùng U Minh Hạ

Thứ Sáu 12/12/2014 , 10:15 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Cà Mau đang khẩn trương tham mưu rà soát điều chỉnh quy hoạch SX theo Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Tỉnh Cà Mau đã tổ chức rà soát lại toàn bộ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả để định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững. Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, những vùng cần chuyển đổi thì hầu hết đất bị nhiễm phèn nặng, không phù hợp cho các loại cây trồng theo định hướng của Bộ NN-PTNT.

Từ thực tế trên, việc chuyển đổi cây trồng chỉ thực hiện ở những vùng SX hai vụ lúa, đối tượng cây trồng chủ yếu là dưa hấu, đậu xanh, rau màu các loại. Trong khi đó, việc chuyển đổi diện tích trồng lúa ở vùng nhiễm phèn nặng sang nuôi tôm rất hiệu quả.

Hiện nay, Sở NN-PTNT Cà Mau đang rà soát điều chỉnh quy hoạch SX trên các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó, sẽ chú trọng nghiên cứu đề xuất điều chỉnh quy hoạch, chuyển đổi một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm.

Trên cơ sở vẫn đảm bảo giữ ngọt vùng rừng U Minh Hạ, phù hợp với hiện trạng hệ thống thủy lợi hiện có và tiến độ đầu tư thủy lợi trong thời gian tới. Đồng thời, đảm bảo việc SX một vụ lúa trên đất chuyển đổi nuôi tôm, cũng như đảm bảo trở lại SX hai vụ lúa khi cần thiết.

Trước nhu cầu đó, tỉnh Cà Mau đã lập quy hoạch hệ thống thủy lợi chia thành hai vùng, với 23 tiểu vùng. Theo đó, vùng bắc Cà Mau SX theo hệ sinh thái ngọt và vùng nam SX theo hệ sinh thái mặn, lợ.
Hiện tại, có 17 tiểu vùng đã được lập và phê duyệt dự án đầu tư, trong đó có 7 tiểu vùng đã triển khai thực hiện. Ngoài ra, tỉnh còn tập trung mọi nguồn lực khác để đầu tư cải tạo, nâng cấp kênh ở các tiểu vùng chưa phê duyệt dự án đầu tư để giải quyết các yêu cầu bức xúc trong SX.

Tỉnh Cà Mau đề nghị Chính phủ cần bổ sung chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản (Quyết định 580/2014/QĐ-CP chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng khác). Bộ NN-PTNT sớm phối hợp cùng các Bộ ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 42/2012/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình mới. Hướng dẫn cụ thể hơn việc chuyển đổi đất lúa sang nuôi trồng thủy sản.

Cụ thể, việc chuyển sang nuôi tôm có bị xem là làm nhiễm mặn không, để các tỉnh có cơ sở thực hiện chuyển đổi SX trên đất lúa theo chủ trương của Chính phủ.

Chủ trương của tỉnh Cà Mau là thực hiện chuyển đổi theo đúng quy hoạch, kế hoạch và đồng bộ với đầu tư hạ tầng. Đến nay có trên 91.000 ha đã được chuyển đổi chủ yếu từ đất trồng lúa sang nuôi tôm (1 vụ lúa + 1 vụ tôm). Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch nhanh từ nông - lâm - ngư nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp.

Ngoài ra, còn một số kết quả đạt được khá tốt như giải quyết công ăn việc làm cho trên 120.000 lao động. Nhìn chung việc chuyển đổi SX đạt hiệu quả cao, thu nhập của nông dân tăng cao hơn so với trồng lúa. Đời sống vật chất, tinh thần của đại đa số nông dân ở các vùng chuyển đổi được nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ đất lúa sang nuôi trồng thủy sản diễn ra nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu theo quy hoạch.

Cụ thể, hệ thống công trình thủy lợi chưa đảm bảo cho rửa mặn, ngăn triều cường phục vụ SX 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm. Điện 3 pha chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi tôm công nghiệp. Công tác tập huấn đào tạo nghề cho nông dân chưa kịp đáp ứng nhu cầu thực tế. Vì vậy, dịch bệnh có lúc diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hiệu quả SX của nông dân.

(GĐ Sở NN-PTNT Cà Mau)

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 1] 10 năm chinh phục chim yến

Hơn 10 năm dấn thân vào ngành yến, anh Trần Tuấn Anh đã xây dựng được công ty và thương hiệu yến quy mô tại Bình Phước.

Không để dịch bệnh tái phát lây lan trên đàn vật nuôi

AN GIANG Nhờ chủ động tiêm phòng vacxin đã giúp đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.

Bình luận mới nhất