| Hotline: 0983.970.780

Giữ rừng là giữ mái nhà rông của làng

Thứ Năm 31/08/2017 , 13:30 (GMT+7)

Đó là quan niệm của người BahNar ở xã Hà Tây (huyện Chư Păh, Gia Lai) - cũng là quan niệm của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Từ quan niệm này mà những cánh rừng ở Hà Tây luôn bình yên và mướt xanh.

Giữ rừng theo cộng đồng

Đã từ nhiều năm nay, hơn 3.697 ha rừng trên địa bàn được UBND xã Hà Tây hợp đồng giao khoán cho 3 cộng đồng làng và 2 nhóm hộ tham gia quản lý bảo vệ rừng. Nhờ vậy, nhiều năm nay nhiều hộ gia đình người dân tộc thiểu số nơi đây có thêm nguồn thu nhập đáng kể, diện tích rừng mà người dân nhận khoán cũng luôn được bảo vệ nghiêm ngặt.

15-18-15_chi_tr_tien_dich_vu_moi_truong_rung_cho_nguoi_dn_x_h_ty_thm_gi_bo_ve_rung
Chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho người dân tham gia bảo vệ rừng

Người dân làng Kon Sơ Lăl (xã Hà Tây) còn nhớ như in cái ngày được Nhà nước giao khoán quản lý - bảo vệ rừng. Ngay sau khi nhận khoán bảo vệ rừng với UBND xã, già Sôn - già làng Kon Sơ Lăl đã tổ chức họp làng thông báo: "Từ trước đến nay, rừng này là rừng của làng Kon Sơ Lăl chúng ta, tổ tiên chúng ta đã gìn giữ từ bao đời nay. Nay Nhà nước lại cho chúng ta tiền, cho chúng ta gạo để tiếp tục giữ rừng. Vậy nên từ nay, mọi người trong làng không được phá rừng làm rẫy như trước đây nữa. Ai phá rừng là vi phạm luật pháp nghiêm minh của Nhà nước, là vi phạm vào luật lệ tốt đẹp có từ ngàn đời của làng". Bên đống lửa bập bùng dưới chân nhà sàn giữa làng, lời của già Sôn nói ra, như vì kèo dính vào cây cột, như tấm tranh dính vào mái nhà. Vậy nên, cả làng Kon Sơ Lăl, ai ai cũng nghe theo lời của ông.

Từ đây, 78 hộ với hơn 200 khẩu trong làng Kon Sơ Lăl được chia thành nhiều tổ, thay phiên nhau đi tuần tra kiểm soát, ai cũng có nhiệm vụ tham gia bảo vệ rừng, ai cũng vui vẻ khi được làm nhiệm vụ này.

Còn tại làng Kon Chang (xã Hà Tây), việc giữ rừng cũng không kém phần nghiêm ngặt. "Diện tích rộng, địa hình nhiều đồi dốc nên việc tuần tra, kiểm soát rừng nhận khoán của người dân ở đây là vô cùng khó khăn. Do vậy, cách duy nhất là đi bộ, len lỏi dưới tán rừng rậm rạp nhiều gai nhọn và những dốc núi dựng đứng để kiểm tra từng tiểu khu, từng khoảnh rừng mà gia đình mình nhận khoán. Mỗi chuyến đi của bà con thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày, do vậy phải chuẩn bị sẵn đủ thứ, nào là muối, mì tôm, cá khô… để qua đêm trong rừng" - anh Yaoh (dân tộc BahNar, ở làng Kon Chang) cho chúng tôi biết.

Cũng theo anh Yaoh thì, nhóm anh luôn có bảng phân công cụ thể cho từng người, ai đi tuần tra rừng thì mới được chấm công. Mỗi tháng, anh tham gia tuần tra bảo vệ rừng từ ba đến bốn lần, mỗi lần đi như vậy anh được hỗ trợ 200.000 đồng, lại còn được hỗ trợ thêm một khoản tiền xăng xe. Hết tổ của anh rồi lần lượt đến các tổ khác, hết làng này lại qua làng khác, thay phiên vào rừng kiểm tra xem có ai phá rừng làm nương rẫy hay không, có ai xâm hại đến rừng trong diện tích mà làng đã nhận khoán.

“Nhiều khi nghe được thông tin có kẻ xấu rình rập, lén lút xâm hại đến rừng thì tất cả các nhóm tổ đều được huy động tham gia túc trực ngày đêm để làm nhiệm vụ canh gác, bảo vệ" - anh Yaoh nói.

Với anh HVưng - làng Kon Chang thì: "Từ khi làng nhận giao khoán rừng, dân làng được nhận tiền dịch vụ môi trường rừng nên ai cũng vui mừng, phấn khởi mặc dù biết rằng diện tích đất mà lâu nay bà con hay phát rừng làm rẫy sẽ giảm đi vì từ nay không còn ai dám xâm phạm đến rừng".

Với người BahNar ở Hà Tây thì, việc giữ rừng giống như giữ cái nhà của mình, giữ cái nhà Rông của làng mình nên người dân ở đây ai cũng tự bảo nhau không được phá rừng làm nương rẫy, không để người lạ vào rừng. Nếu ai xâm phạm vào khu vực rừng nhận khoán, người dân sẽ nhanh chóng thông báo chính quyền xã can thiệp, xử lý kịp thời. Chính vì vậy mà trong thời gian qua, diện tích rừng được các cộng đồng làng, nhóm hộ nhận khoán bảo vệ không bị tán phá, những cánh rừng bạt ngàn luôn một màu xanh tốt.
 

Sống tốt từ rừng

Trao đổi với chúng tôi về việc giao khoán rừng cho người dân quản lý và bảo vệ, ông Thaoh - Chủ tịch UBND xã Hà Tây, cho biết: Gần 3.700 ha rừng trên địa bàn được xã hợp đồng giao khoán cho cộng đồng làng Kon Chang, Kon Hơ Nglẽh, Kon Sơ Lăl và 2 nhóm hộ quản lý bảo vệ rừng. Hàng tuần, hàng tháng xã đều cử lực lượng phối hợp với nhóm tổ của các làng, hỗ trợ tổ chức tuần tra kiểm soát diện tích rừng nói trên.

15-18-15_mot_chuyen_kiem_tr_rung
Một chuyến kiểm tra rừng

“Được hỗ trợ tiền dịch vụ môi trường rừng, người dân ở đây tự nhắc nhở nhau bảo vệ diện tích rừng đã nhận khoán. Đồng thời, tự giác tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng; ngăn chặn kịp thời các hành vi chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép…”, ông Thaoh khẳng định.

Ông Nguyễn Xuân Thưởng - Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai, cho biết: Đợt này, Quỹ phối hợp với UBND xã Hà Tây tổ chức chi trả hơn 145 triệu đồng tiền dịch vụ môi trường rừng tháng 5 và tháng 6/2017 cho 251 hộ, thuộc 2 nhóm hộ và 3 cộng đồng dân cư nhận khoán giữ rừng. Theo đó, tùy vào diện tích và số hộ tham gia nhận khoán, trung bình mỗi hộ nhận được từ 466.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng. Năm 2016, thu nhập bình quân 1 hộ gia đình người dân tộc thiểu số được xã thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng khoảng 4,7 triệu đồng/hộ.

“Chúng tôi mong muốn người đồng bào dân tộc thiểu số cùng chính quyền xã tăng cường công tác bảo vệ rừng, không để rừng bị chặt phá. Khoản tiền nhận được từ việc tham gia bảo vệ rừng không nhiều nhưng phần nào cũng giúp họ cải thiện cuộc sống gia đình” - ông Thưởng khẳng định.

Chính vì mong muốn trên nên ngoài nhiệm vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng kịp thời cho xã để phát tận tay người dân, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai còn tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nội dung chính là tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chính sách này đối với người tham gia bảo vệ rừng; công tác triển khai chính sách của xã; trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia hợp đồng bảo vệ rừng cung ứng; ghi nhận và giải thích một số vướng mắc của người dân, của địa phương trong quá trình thực hiện. “Một khi người dân hiểu được điều này thì rừng sẽ luôn luôn được bảo vệ” - ông Thưởng tin tưởng.

Với người BahNar ở xã Hà Tây, việc giữ rừng không chỉ đơn thuần là nghĩa vụ, là trách nhiệm, mà còn là niềm vui nữa. Chính niềm vui này đã làm cho bà con tự giác hơn, nhiệt tình hơn trong việc quản lý - bảo vệ diện tích rừng mà làng mình đảm nhận. Điều này lý giải vì sao mà trong nhiều năm liền, gần như không có vụ xâm hại rừng nào xảy ra trên địa bàn xã Hà Tây. Điều này cũng lý giải cho sự ngằn ngặt xanh của những cánh rừng ở xã Hà Tây.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm