| Hotline: 0983.970.780

Giữ rừng ở lưu vực sông Thạch Hãn

Thứ Năm 05/09/2013 , 10:16 (GMT+7)

Anh em BQL rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn đã xác định dù khó khăn, vất vả cũng phải giữ lấy rừng, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Gói sẵn cơm, gạo và những thứ cần thiết, ông Trần Xuân Dưỡng, Giám đốc BQL Rừng phòng hộ lưu vực sông Thạch Hãn (Quảng Trị) cùng nhân viên của mình lên xe honda bắt đầu chuyến leo núi kéo dài 3 ngày kiểm tra rừng giữa bốn bề gió Lào thổi ràn rạt, cây cối liêu xiêu.

Ở Quảng Trị, gió Lào thổi mạnh suốt tháng 8, thảm thực vật dưới rừng khô róm, chỉ cần một tàn lửa nhỏ của người qua đường hút thuốc vô ý quẳng xuống, lửa sẽ bùng lên thiêu rụi rừng. Xe ô tô chẳng có, người thì ít nên ở BQL RPH Thạch Hãn muốn đi rừng không còn cách nào khác phải dùng xe máy ròng rã hàng chục năm nay.

Vậy mà nhờ có phương pháp làm việc khoa học, bài bản, sự phối hợp đồng bộ với chính quyền địa phương các cấp, các lực lượng, bà con nông dân nên rừng ở đây luôn xanh tươi, xứng đáng phòng hộ, bảo vệ mạch nguồn cho hai vựa lúa Triệu Phong, Hải Lăng và hàng chục vạn dân thuộc nửa tỉnh phía Nam Quảng Trị.

Toàn bộ diện tích RPH của BQL nằm trên các huyện Triệu Phong, Hải Lăng và thị xã Quảng Trị, là những nơi xa dân cư từ 40 - 50 km. Đi giữa rừng mới thấy hết được công lao của những người giữ rừng. Họ chấp nhận xa nhà, ở trên các chòi canh để ngày đêm canh chừng con lửa như canh chừng mạng sống cho cây rừng.


Triển khai kế hoạch giữ rừng

Hơn 8.400 ha rừng, chủ yếu rừng trồng (nên rất dễ cháy) lại ở địa bàn hiểm trở, giao thông khó khăn, cán bộ chuyên trách thiếu, trang thiết bị phương tiện phục vụ công tác QLBVR hầu như không có gì.

Hơn nữa, do điều kiện xã hội để lại nên nhiều người dân làm nhà sinh sống trong rừng, đời sống khó khăn nên mọi sinh hoạt hàng ngày đều dựa vào rừng như gánh củi, tấm tranh lợp nhà. Việc khai thác lâm sản trái phép còn xảy ra nhiều trên lâm phần... đã đe dọa đến sự an toàn cho như cánh RPH.

Luôn nhận thức được mất rừng là mất nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cuộc sống nên anh em BQL RPH lưu vực sông Thạch Hãn đã xác định dù khó khăn, vất vả cũng phải giữ lấy rừng, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để được vậy, ban luôn chủ động có phương án QLBVR sát với tình hình thực tế. Chủ động công tác tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia BVR, thành lập các tổ nhận khoán, BVR. Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào dự án bảo vệ và phát triển rừng để tạo thêm thu nhập, nâng cao đời sống cũng như nhận thức...

Ông Trần Xuân Dưỡng cho biết, do điều kiện địa hình phức tạp nên Ban phải xác định các vùng trọng điểm rừng dễ cháy và luôn có người ngoài xâm nhập vào khai thác lâm sản trái phép để có phương án bảo vệ tốt hơn. Đặc biệt ở Quảng Trị vào thời điểm từ tháng 4 đến cuối tháng 9 hằng năm là mùa khô nên công tác BVR lại cam go hơn.


Cán bộ của Ban tuần tra giữ rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn

Các chòi canh lửa của ban là địa điểm trực PCCCR luôn có người trực 24/24 giờ để kịp thời phát hiện, kiểm tra, nhắc nhở người dân vào rừng hết sức cẩn thận dùng lửa trong sinh hoạt, nếu phát hiện có lửa cháy kịp thời báo cho người trực ở các chòi canh để từ chòi kịp thời báo về trung tâm chỉ huy, huy động lực lượng chữa cháy với phương châm “4 tại chỗ”.

Nhờ làm tốt công tác PCCC và BVR nên nhiều năm rồi rất ít khi có đám cháy xảy ra ở trên lâm phần của BQL. Nếu có xảy ra cháy ngay lập tức được dập tắt nên không có thiệt hại lớn. Tuy nhiên, BQL đang gặp không ít khó khăn như địa bàn hiểm trở nhưng lực lượng bảo vệ chuyên trách mới có 6 người nên rất trở ngại cho việc quản lý địa bàn rừng rộng lớn.

Ông Dưỡng cho biết theo QĐ 186/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì định suất tối thiểu 1.000 ha có 1 chuyên trách BVR nhưng hiện BQL của ông chỉ có 6 chuyên trách BVR. Cùng với đó là công việc thường xuyên túc trực 24/24 giờ ngoài rừng, kể cả ngày lễ tết, nhưng anh em không có chế độ phụ cấp ưu đãi, thâm niên nghề, công vụ, độc hại...

Ông Nguyễn Quân Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã đánh giá cao kết quả mà BQL RPH lưu vực sông Thạch Hãn đạt được. Theo ông Chính, BQL người ít, quản lý rừng nhiều, ngân sách đầu tư lại ít nhưng công việc họ đã hoàn thành như bấy lâu nay là sự cố gắng rất đáng ghi nhận. Tỉnh sẽ nghiên cứu giúp BQL tháo gỡ dần những khó khăn để hoạt động hiệu quả tốt hơn nữa.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm