| Hotline: 0983.970.780

Giữ trọn tình yêu cây lúa

Thứ Ba 10/06/2014 , 09:31 (GMT+7)

Là huyện có diện tích lúa lớn nhất của Nghệ An với 25.367 ha lúa mỗi năm, Yên Thành được coi là vựa lúa của vùng bắc miền Trung từ trước đến giờ.

Tuy nhiên, do tác động của nền kinh tế thị trường, thiên tai, dịch hại, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi giá lúa vẫn thấp nên người nông dân bắt đầu rời xa ruộng đồng, không còn mặn mà với cây lúa.

Việc trồng lúa bây giờ chủ yếu là để lấy gạo đủ ăn hàng ngày, phần lớn thanh niên, người có sức khỏe đều xa quê hương đi làm ăn kiếm sống khắp nơi, ở nhà làm ruộng chỉ còn những người đã nhiều tuổi nên cây lúa không còn được quan tâm, đầu tư như trước đây nữa.

Tiên phong

Tuy nhiên, vẫn còn có những con người quyết tâm gắn bó với cây lúa mà tiêu biểu là ông Lưu Xuân Bảy, xóm trưởng xóm Tân Lai, xã Phú Thành, một nông dân cần cù chịu khó, không chỉ tích cực đổi mới, tiếp thu, ứng dụng KHKT vào cây lúa mà còn khuyến khích bà con cùng làm theo, như lời giới thiệu của chị Phạm Thị Huệ, cán bộ Trạm BVTV huyện Yên Thành.

Ông Bảy chia sẻ thêm rằng ông có một ước mơ khao khát từ lâu, đó là một lần được đi tham quan đồng bằng sông Cửu Long để học hỏi cách làm lúa hàng hóa của bà con trong đó để có thể đạt kết quả tốt hơn nữa trên mảnh ruộng nhà mình. Ông cũng muốn nhắn nhủ rằng “những ai làm nghề trồng lúa, nếu không giữ tình yêu cây lúa là có lỗi với quê hương”.

Ông Bảy tâm sự: “Mấy năm gần đây dân trong xóm bỏ ruộng nhiều hoặc cho thuê ruộng rồi đi làm nghề khác. Gia đình tôi chỉ có 0,3 ha. Sau đợt dịch sâu cuốn lá nhỏ vụ mùa năm 2010, năng suất gần như mất trắng, nợ nần chồng chất từ chi phí vật tư nông nghiệp đến thuê máy móc cày bừa.

Trong lúc đang băn khoăn suy nghĩ có nên trả lại ruộng, chỉ làm đủ gạo ăn theo ý kiến của vợ hay không thì may mắn đã đến khi tôi tham dự một hội thảo do Cty Syngenta tổ chức tại xã. Sau khi tiếp thu được các biện pháp kỹ thuật trong gieo trồng, chăm sóc cũng như quản lý sâu bệnh, tôi đã tự tin hơn và quyết định bước tiếp cùng cây lúa.

Bằng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mà Syngenta hướng dẫn về quản lý cây lúa từ khâu làm đất, ngâm ủ, gieo cấy, làm cỏ, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, đến năm 2011 gia đình tôi đã trúng lớn cả 2 vụ, đạt năng suất hơn 4 tạ/sào 500 m2.

Bây giờ không còn phải lo sợ sâu cuốn lá nữa, chỉ cần lưu ý lứa sâu giai đoạn cuối đẻ nhánh và phun phòng trừ sau khi bướm ra rộ bằng thuốc Virtako 40WGmột lần là có thể yên tâm cả vụ”. Ông Bảy còn hào hứng khoe: “Đến nay tôi đang gieo cấy hơn 2,5 ha. Ai bỏ ruộng, cho thuê ruộng tôi đều nhận hết, mỗi sào 500 m2 nhận khoán 1 tạ thóc/năm”.

Tất cả nhờ vào cây lúa

Ông Bảy chia sẻ, riêng năm 2011 số lãi thu về từ lúa là hơn 55 triệu đồng mỗi vụ, không chỉ giúp gia đình ông trả hết nợ nần mà còn dư tiền mua được thêm 3 con bò và đến nay đàn bò đã lên tới 8 con, ngoài ra ông còn mua được xe máy cho con, sắm thêm máy xay lúa, máy cày để không chỉ cày ruộng nhà mà còn cày thuê hoặc đổi công cho gia đình khác khi rảnh.

Áp dụng giải pháp tích hợp trên cây lúa của Syngenta giúp tối ưu hóa hiệu quả đầu tư, tiềm năng năng suất, chất lượng trên cây lúa. Tăng lợi nhuận cho nghề trồng lúa sẽ giúp bà con cải thiện đời sống, làm ruộng nhàn hơn sẽ mang lại cho bà con nhiều thời gian cho gia đình, chăm lo cuộc sống.

Đến cuối năm 2012, với số tiền tích trữ được từ bán lúa, ông đã mua được mảnh đất cạnh trục đường chính của thôn để mở cửa hàng tạp hóa cho vợ bán.

“Năm 2013 tôi vinh dự được Syngenta chọn đi tham dự lớp học “Nông dân vì cộng đồng” và có cơ hội giao lưu học hỏi với những nhà nông tiên phong toàn miền Bắc cũng như được nghe các giảng viên Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội thuyết trình, hướng dẫn về giải pháp tích hợp trên cây lúa theo 4 pha là "Khỏe mạ, Sung chồi, Đều đòng, Đầy hạt”, ông nói.

Với việc áp dụng giải pháp này, ông Bảy khẳng định: “Vụ xuân năm nay gia đình tôi đã trúng lớn. Mặc dù đầu vụ thời tiết bất lợi, bệnh đạo ôn phát triển mạnh, song tôi đã nắm vững quy trình quản lý bệnh bằng Filia 525SE để cắt ngay được đạo ôn lá, phun phòng đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn, vàng lá, lem lép hạt bằng Filia 525SE kết hợp với Tilt Super 300EC.

Kết quả là cây lúa rất sạch sâu bệnh. Tôi dự định sau vụ lúa này sẽ có thêm tiền mở thêm trang trại nuôi ếch, tất cả nhờ vào cây lúa, nhờ áp dụng các TBKT vào SX”.

Tạm biệt Yên Thành, chia tay nhà nông Lưu Xuân Bảy, chúng tôi nhận ra rằng người nông dân chỉ yêu ruộng khi họ làm ruộng có lãi và làm ruộng đỡ vất vả hơn và điều đó hoàn toàn có thể trở thành hiện thực khi kiến thức nông học của người nông dân được nâng cao.

Mục tiêu huấn luyện cho 20 triệu hộ SX nhỏ toàn cầu về kiến thức nông học, một trong những cam kết trong chương trình phát triển nông nghiệp bền vững “Một hành tinh - Sáu cam kết” của Syngenta sẽ góp phần mang lại những lợi ích tốt nhất cho con người và môi trường thông qua việc nâng cao kiến thức toàn diện trong canh tác nông nghiệp cho bà con nông dân và mang lại những đổi thay tích cực cho ngành trồng trọt Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung.

Và trong đó không thể thiếu sự tham gia tích cực của những tấm gương điển hình như nhà nông Lưu Xuân Bảy.

Xem thêm
Mang Yang là nơi rất tốt để phát triển đàn bò sữa

Khí hậu mát mẻ quanh năm, không khí trong lành, nguồn nước sạch…, là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển bò sữa ở Mang Yang, Gia Lai.

Huấn luyện kỹ năng phòng, chống bệnh dại

CẦN THƠ Ngày 16/4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. Cần Thơ phối hợp với Sở Y tế, Trường Nông nghiệp (Đại học Cần Thơ) tập huấn phòng, chống bệnh dại trên động vật.

Tưới tiết kiệm: Khó khăn trước mắt, lợi ích dài lâu

Đầu tư cho hệ thống tưới tiết kiệm có thể tốn kém trước mắt cho nhà nông, song sẽ mang lại nhiều lợi ích dài lâu.