| Hotline: 0983.970.780

Giữ vững tiêu chí đã đạt

Thứ Hai 24/02/2014 , 11:56 (GMT+7)

Ba năm, khoảng thời gian không dài, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân đã làm cho bộ mặt nông thôn Hậu Giang có nhiều chuyển biến rõ nét.

3Ba năm, khoảng thời gian không dài, nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự đồng thuận của nhân dân đã làm cho bộ mặt nông thôn Hậu Giang có nhiều chuyển biến rõ nét.

Trong quá trình xây dựng NTM, các địa phương của Hậu Giang đều nhận thức được rằng, cái đích cuối cùng mà chương trình muốn hướng tới là thay đổi cơ cấu nông nghiệp, nâng cao mức sống cho bà con nông thôn và vấn đề này đang hiện hữu rõ nét.

Từ chỗ người dân chỉ biết  “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” thì nay bên cạnh cây lúa (cây chủ lực của tỉnh), bà con còn biết kết hợp mô hình làm kinh tế mới, chuyển đổi vật nuôi, cây trồng, từng bước vươn lên thoát nghèo. 


Mô hình trồng dừa cải tạo vườn tạp

Trong những năm gần đây, do cây cam sành cho thu nhập cao và tương đối ổn định nên nhiều hộ dân tại xã NTM Đại Thành, TX. Ngã Bảy đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả và vườn tạp sang trồng cam sành. Hiện tại, thu nhập bình quân 1 ha cam sành đạt 170 triệu đồng/năm, cao gấp 5-7 lần so với trồng lúa.

Nhờ cam sành mà nhiều hộ từ trung bình khá vươn lên làm giàu, hiện toàn xã có 18 hộ thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên mỗi năm, 110 hộ thu nhập từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng, 450 hộ thu nhập từ 100 đến dưới 500 triệu đồng. Qua đây, góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 23,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 4,48%.

Nếu như Đại Thành quan tâm phát triển vườn cam sành thì xã NTM Vị Thanh, huyện Vị Thủy cũng xây dựng thành công mô hình cánh đồng lớn (CĐL), với diện tích 394 ha. Được đầu tư hệ thống đê bao khép kín, nông dân được chuyển giao khoa học công nghệ mới nên ước tính mức chi phí thấp hơn từ 2-3 triệu đồng/ha so với người dân bên ngoài.

Bên cạnh mô hình CĐL, hiện người dân Vị Thanh đang đẩy mạnh việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi đạt hiệu quả. Điển hình là mô hình trồng dừa dứa, dừa xiêm lùn của ông Lê Văn Buôl, ở ấp 7A1.

Sau khi được chính quyền địa phương vận động, ông Buôl đã mạnh dạn phá bỏ vườn tạp, mua 100 cây dừa dứa và 250 cây dừa xiêm lùn về trồng. Đến nay, dừa đã cho thu hoạch, giá bán 150.000 đồng/chục (12 trái) đối với dừa dứa, còn dừa xiêm lùn 90.000 đồng/chục. Với mức giá này, ông Buôl tính khi dừa đạt từ 4-5 tuổi sẽ cho thu nhập khoảng 1 triệu đồng/cây/năm.

Ông Buôl chia sẻ: Nhờ sự quan tâm, giúp đỡ của UBND xã như cho đi tham quan các mô hình SX có hiệu quả, từ đó giúp nông dân chúng tôi nhận thức được rằng, muốn phát triển kinh tế gia đình cần phải biết về KHKT, nắm bắt được thị trường.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Huỳnh Chí Nguyện cho rằng: Sau 3 năm thực hiện Đề án xây dựng xã NTM, giờ đây chính quyền địa phương và toàn thể người dân 3 xã Đại Thành, Vị Thanh và Tân Tiến đang cùng chung niềm vui tận hưởng thành quả NTM với 19 tiêu chí đã hoàn thành.

Giai đoạn từ nay đến năm 2015, Ban Chỉ đạo NTM tỉnh cùng với các địa phương và người dân tiếp tục chung tay giữ vững những tiêu chí đã đạt được. Bởi, không ai khác ngoài họ hiểu rằng, xây dựng thành công xã NTM đã khó, giữ vững và nâng cao chất lượng lại càng khó hơn nữa. (Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Huỳnh Chí Nguyện).

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bà Rịa - Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Chiều 28/3, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức hội nghị giao ban tổng kết hoạt động của các HTX nông nghiệp và lễ công bố, trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Bình luận mới nhất