| Hotline: 0983.970.780

Giữa “vòng vây” cúm gia cầm

Thứ Năm 01/03/2012 , 10:16 (GMT+7)

Hiện, Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Hiện, Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Ông Phạm Hồng Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Bình trong chuyến đi kiểm tra công tác kiểm soát gia cầm vào ra địa bàn tỉnh ở chốt nam Quảng Bình (xã Sơn Thủy, nơi tiếp giáp với địa bàn tỉnh Quảng Trị) đã phải thốt lên: “Đúng là sống giữa “vòng vây” dịch CGC, chúng tôi vừa chống dịch vừa hồi hộp lo...”.

Huyện Lệ Thủy (có tổng đàn gia cầm lớn nhất tỉnh và hiện là địa phương nằm liền kề với tỉnh Quảng Trị) như đang căng người ra để đối phó với dịch. Đi dọc các xã vùng giữa của huyện, chúng tôi bắt gặp cán bộ thú y huyện, xã về phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại cho bà con. Tìm đến hộ anh Nguyễn Văn Linh (thôn Quy Hậu, xã Liên Thủy), anh Linh cho hay: “Cả nhà tui sống chủ yếu nhờ vào chăn nuôi vịt đàn, làm ruộng. Đàn vịt của tôi hiện có khoảng 1.000 con. Mấy hôm nay xem ti vi thấy nhiều tỉnh trong cả nước có dịch cúm gia cầm bùng phát, mặc dù đàn vịt thường xuyên được tiêm phòng nhưng cũng thấy lo. Cơm, áo, gạo tiền cả gia đình chủ yếu trông nhờ vào đàn vịt này, không chú trọng chăm sóc sao được”.

Rời trang trại anh Linh, chúng tôi tiếp tục đến với trang trại chị Nguyễn Thị Ngọc Bé. Qua tìm hiểu, được biết chị Bé hiện nuôi khoảng 30.000 gà, vịt. Nhờ mạnh dạn đầu tư 6 lò ấp trứng khá hiện đại, nên gia đình chị gần như chủ động sản xuất được giống gà, vịt an toàn ngay tại chỗ. Công tác vệ sinh thú y luôn được chị Bé đặt lên hàng đầu. Bằng chứng là gia đình thường xuyên phun thuốc tiêu độc khử trùng cho gia súc, gia cầm; tiến hành vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hàng ngày; người ngoài muốn vào khu vực chăn nuôi cần phải thực hiện tẩy trùng…

Ông Nguyễn Ngọc Thụ - Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh: “Chúng tôi đã kiện toàn BCĐ phòng chống dịch CGC cấp xã và xem đây là vấn đề hàng đầu. Huyện đã có chủ trương khen thưởng 10 triệu đồng cho địa phương nào làm tốt công tác tiêm phòng và kiểm soát được dịch bệnh. Ngoài ra, chúng tôi đã trích từ ngân sách hàng trăm triệu đồng để hỗ trợ thêm cho cán bộ thú y cơ sở trong việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm và thực hiện phun tiêu độc khử trùng”.

Cánh đồng Bình Giắt (xã An Ninh - huyện Quảng Ninh) rộng ngút mắt. Lúa bén đất lên xanh mượt. Đây là điểm nhấn của chăn vịt, ngan... của huyện lúa Quảng Ninh. Ông Võ Văn Thoa - Phó chủ nhiệm HTX Thống Nhát (xã An Ninh) cùng chúng tôi ra đồng đến các trại vịt. Ông vừa đi vừa xởi lởi: “Ở HTX chúng tôi có 6 hộ chăn nuôi vịt đàn. Tuy nhiên đến thời điểm này chỉ còn vịt đẻ trứng thôi. Tuần trước, HTX đã đưa thuốc phun tiêu độc khử trùng cho bà con tự làm”. Bên bờ mương nội đồng, trang trại anh Trương Văn Phong rộn trong tiếng vịt kêu. Anh Phong đang đứng trên tấm chồ bắc ra mương nước cho vịt ăn. Thấy chúng tôi đến thì dừng tay bước lên: “Mấy bác bên thú y trên huyện về à. Có thuốc tiêm phòng hay khử trùng gì mới thì hỗ trợ cho bà con với. Nghe đài báo dịch lây lan ở Hà Tĩnh, Quảng Trị mà lo quá”. Nỗi lo của anh Phong cũng đúng, đàn vịt đẻ gần 300 con của gia đình đã có khoảng 250 con đẻ trứng. Mỗi ngày cho gần 250 quả, nhập bán sỉ cho lái buôn cũng được 750 ngàn đồng, trừ chi phí thức ăn cũng thu về được trên 500 ngàn đồng mỗi ngày. Chính vì vậy mà khi nghe dịch là gia đình đã đi mời cán bộ thú y về tiêm phòng dịch tả, tụ huyết trùng, phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh. “Mình chăn nuôi gia cầm thì việc phòng trừ dịch bệnh cũng phải tính toán cả trong hạch toán chứ. Bị dịch một cái là sập vốn ngay” - anh Phong nói rành rẽ.

Ông Phạm Hồng Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Quảng Bình cho hay: “Tại thời điểm này chúng tôi đang ráo riết chỉ đạo các địa phương cần thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là dịch cúm gia cầm như: tăng cường bố trí cán bộ chuyên môn túc trực 24/24 giờ tại các trạm, chốt, địa phương để theo dõi, kiểm soát các hoạt động vận chuyển động vật vào, ra ở địa bàn mình quản lý; theo dõi chặt chẽ sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm, nhằm sớm phát hiện dịch bệnh xảy ra, kịp thời có biện pháp xử lý, ngăn chặn, khống chế không để dịch lây lan trên diện rộng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động giết mổ động vật; đẩy mạnh vệ sinh tiêu độc khử trùng; tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đạt tỷ lệ cao”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm