| Hotline: 0983.970.780

Giúp nông dân làm VietGAP

Thứ Hai 05/01/2015 , 09:13 (GMT+7)

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho các sản phẩm rau quả, thủy sản bán trong hệ thống của mình, trước đây Cty Metro Cash & Carry Việt Nam đã đưa ra tiêu chuẩn Metro Requirements. 

Từ năm 2013 đến nay, để rộng hơn về đầu ra nội địa và phục vụ XK, Metro đã hỗ trợ các hộ nông dân chuyển đổi từ Metro Requirements sang VietGAP.

Ổn định nhờ sản xuất an toàn

Ông Nguyễn Văn Thắng là một trong 20 hộ đang cùng nhau hoạt động, sản xuất trong 1 tổ hợp tác trồng rau an toàn ở ấp Suối Thông B2 (xã Đà Ròn, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng).

Tổ hợp tác này được thành lập từ năm 2007, khi Cty Metro Cash & Carry Việt Nam tới đây triển khai một dự án sản xuất rau an toàn. Bắt đầu từ đó, tổ hợp tác của ông Thắng đã liên tục cung cấp các sản xuất rau quả an toàn theo tiêu chuẩn Metro Requirements cho hệ thống siêu thị Metro.

Đến nay, tổ hợp tác này đã phát triển lên tới 20 thành viên, với diện tích 25 ha, cung cấp cho Metro nhiều sản phẩm rau quả như cà chua, cải thảo, cà tím, súp lơ, bắp cải, rau gia vị…

Từ năm 2013, với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Metro, tổ hợp tác của ông Thắng đã bắt tay vào chuyển sang tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Thắng nhận xét “Metro Requirements và VietGAP có nhiều điểm tương đồng, dù VietGAP có khó hơn một chút. Vì vậy, với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Metro, chúng tôi đã chuyển được sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP không mấy khó khăn”.

Đến nay, toàn bộ các hộ thành viên trong tổ hợp tác của ông Thắng đã chuyển đổi thành công và cung cấp rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP cho Metro, với khối lượng bình quân 5 - 6 tấn/ngày, khi cao điểm lên tới 10 tấn/ngày.

Không những thế, VietGAP còn mở ra những cơ hội lớn hơn cho tổ hợp tác này. Ông Thắng cho biết: "Khi biết chúng tôi đã sản xuất được rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP, nhiều DN khác cũng đã tìm tới đề nghị chúng tôi cung ứng rau quả cho họ. Nhưng do quy mô sản xuất hiện tại chưa đáp ứng được nên chúng tôi vẫn chỉ đang tập trung cung ứng cho Metro mà chưa thể nhận những đơn hàng mới.

Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGAP để vừa cung cấp cho Metro, vừa đáp ứng được nhu cầu thu mua rau quả an toàn từ các DN khác".

Cũng theo ông Thắng trong suốt 7 năm sản xuất theo tiêu chuẩn Metro Requirements rồi VietGAP, các nông hộ thành viên trong tổ hợp tác đều có sự phát triển về kinh tế một cách ổn định so với những hộ sản xuất tự do.

Bởi sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, rau quả của tổ hợp tác luôn có đầu ra ổn định là hệ thống siêu thị Metro, giá bán lại khá tốt. Còn các hộ sản xuất tự do thì không có đầu ra ổn định, giá cả phập phù.

Đẩy mạnh chuyển đổi sang VietGAP

Tính đến tháng 10/2014, Metro đã hỗ trợ thành công cho 52 trên tổng số 59 hộ nông dân, HTX, tổ hợp tác, công ty, tại huyện Đơn Dương và Thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), đạt chứng nhận VietGAP trong sản xuất rau quả.

Các hộ còn lại đang trong quá trình đánh giá và dự kiến đạt chứng nhận vào tháng 12/2014. Các mặt hàng đã đạt chứng nhận VietGAP bao gồm 65 loại rau củ quả, từ những sản phẩm phổ biến như cà chua, bắp cải trắng, cà rốt, khoai tây…, đến các mặt hàng mới như cà chua cherry vàng, bí ngòi vàng…

Nông dân hợp tác với Metro sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có đầu ra ổn định vì trung bình mỗi tháng Metro hỗ trợ nông dân tiêu thụ hơn 600 tấn rau của quả đạt chứng nhận VietGAP. Hiện nay Metro vẫn đang tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật nông dân trong suốt quá trình sản xuất.

Bên cạnh rau củ quả, Cty Metro Cash & Carry Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất sang tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nuôi thủy sản đã làm theo tiêu chuẩn Metro Requirements ở ĐBSCL.

Từ tháng 9/2014 đến nay, Metro đã hợp tác với Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) đào tạo cho nông dân nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP cho hơn 20 cơ sở như vậy.

Nông dân được lựa chọn đào tạo trong đợt này bao gồm các hộ nuôi ếch tại Đồng Tháp, lươn và cá điêu hồng tại Cần Thơ và cá lóc tại Vĩnh Long. Theo nội dung hợp tác, Tổng cục Thủy sản hỗ trợ ngân sách cho điều tra cơ bản, phân tích mẫu đất, mẫu nước, không khí để xác định vùng sản xuất tập trung và thuê tổ chức chứng nhận, đánh giá để cấp chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho những hộ, nhóm đạt yêu cầu.

nh-3-bi-metro-so-xdl134505890Ông Philippe Bacac, TGĐ Cty METRO Cash & Carry Việt Nam, khẳng định: “Metro luôn hiểu rằng chúng tôi có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các chuỗi cung ứng sản phẩm tươi sống ở Việt Nam.

Tổng cục Thủy sản cũng hỗ trợ kết nối cơ quan quản lý nhà nước trong đào tạo, cấp chứng nhận VietGAP cho nông dân đã làm theo tiêu chuẩn Metro tại ĐBSCL và Lâm Đồng.

Ông Đỗ Hữu Trí, Trưởng phòng Quản lý Thu mua thực phẩm tươi sống, cho biết: “Hiện nay với nhu cầu cao từ khách hàng chuyên nghiệp, đặc biệt là từ nhóm khách hàng nhà hàng, quán ăn, căng tin…, Metro đang tích cực tìm kiếm các mặt hàng thủy sản đảm bảo tiêu chuẩn an toàn như cá lóc, lươn, ếch, cá điêu hồng, cá tra, cá rô phi, tôm càng xanh... VietGAP sẽ là tiêu chuẩn hàng đầu để Metro lựa chọn nhà cung cấp”.

Ông Hồ Thanh Dũng, chủ một hộ nuôi cá lóc ở xã Phú Thành (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long), vừa tham gia chương trình đào tạo sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhận xét: “VietGAP là một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi, nên việc chuyển đổi để có chứng nhận VietGAP cho các sản phẩm của mình là điều mà chúng tôi hướng tới.

Việc đạt được chứng nhận VietGAP không chỉ giúp chúng tôi đáp ứng được những yêu cầu cao của Metro mà còn có cơ hội bán được hàng với giá tốt hơn”.

Trong tháng 12/2014, Metro đã hoàn thành thêm một khóa đào tạo cho nông dân trồng rau củ quả ở Lâm Đồng chuyển sang tiêu chuẩn VietGAP và những nông dân này sẽ được cấp chứng nhận VietGAP vào đầu năm 2015.

Thành công bước đầu từ chương trình chuyển đổi từ Metro Requirements sang VietGAP sẽ giúp nông dân không những tăng cơ hội kết nối rộng hơn với nhiều đối tác, thị trường mà còn đáp ứng tốt hơn yêu cầu từ khách hàng của Metro trong tương lai.

nh-2-bi-metro-so-xdl13450835
Vườn bông cải xanh trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của chị Võ Đức Quỳnh Anh (P.7, Đà Lạt, Lâm Đồng)

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận xét, chuỗi cung ứng nông sản cho Metro đang cho hiệu quả tốt. Nhiều trang trại ở nhiều địa phương đang hợp tác toàn diện với Metro để cung cấp thực phẩm an toàn cho hệ thống siêu thị này.

Nhiều trang trại khác cũng đang mong muốn được sự giúp đỡ của cơ quan chức năng và Metro trong việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm có thể trở thành nhà cung cấp cho Metro.

Bởi vì thực tế cho thấy khi sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn để cung cấp thực phẩm cho Metro, trang trại sẽ có đầu ra ổn định và giá bán tốt hơn.

Tổng cục Thủy sản sẽ tiếp tục tham gia hỗ trợ để nhân rộng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm giúp cho nhiều trang trại có đủ điều kiện cần thiết để đưa sản phẩm vào vào Metro và các siêu thị khác ở trong nước, đồng thời hướng tới cung ứng hàng hóa phục vụ xuất khẩu.

Từ thành công của Metro trong việc hình thành chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn, Tổng cục Thủy sản đang khuyến khích nhân rộng mô hình này tới những hệ thống siêu thị khác có hình thức hoạt động tương tự như Metro.

Đây là lý do tại sao chúng tôi cũng cố gắng đưa các tiêu chuẩn quốc tế mà METRO đã áp dụng tại các quốc gia khác trên thế giới vào Việt Nam và hiện đang giúp nông dân chuyển sang tiêu chuẩn VietGAP.

Để đảm bảo được điều này, chúng tôi đã đào tạo nông dân, hỗ trợ họ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao sau đó phân phối ra toàn quốc thông qua các trung tâm phân phối đạt các tiêu chuẩn HACCP, đặc biệt đối với các sản phẩm rau quả và thịt cá. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho hơn 1 triệu khách hàng của chúng tôi tại Việt Nam”.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm