| Hotline: 0983.970.780

Gỗ lậu tràn sông A Á

Thứ Hai 06/12/2010 , 09:42 (GMT+7)

Bất chấp tiết trời giá rét vào những ngày mưa “thối đất, hàng chục đối tượng vẫn lầm lũi bốc vác gỗ xuôi dòng sông A Á lên tập kết trên bờ chờ xe tới vận chuyển…

Bất chấp tiết trời giá rét vào những ngày mưa “thối đất”, trên tuyến đường 12 đoạn qua địa bàn xã Hồng Hạ (huyện A Lưới, tỉnh TT- Huế) hàng chục đối tượng vẫn lầm lũi bốc vác gỗ xuôi dòng sông A Á lên tập kết trên bờ chờ xe tới vận chuyển…

Địa bàn huyện A Lưới không chỉ có điểm nóng khai thác gỗ trên thượng nguồn sông Bồ rồi tập kết ở dọc đường 49 mà ngay trên sông A Á (một nhánh của sông Bồ) cũng xuất hiện hàng chục đối tượng, cứ sáng sớm cho đến chiều tối vẫn ngang nhiên “lùa” gỗ qua sông, lên tập kết thành bãi ven đường rồi thuê xe tới vận chuyển.

Theo ghi nhận của chúng tôi, gỗ lậu vượt sông A Á đều được xẻ phách, kết bè nhằm dễ vận chuyển qua sông. Các đối tượng khai thác gỗ lậu đều là người dân địa phương ở xã Hồng Hạ, Hưng Nguyên và ở thị trấn A Lưới.

Hồ Văn Môi (cụm 2, thị trấn A Lưới), một đối tượng chuyên đi gỗ trên đoạn sông này cho biết: “Đi gỗ thì có nhiều đường lắm, bữa trước tui với mấy anh em ở mấy xã bạn thường chặt gỗ trên vùng A Tep, nằm ở khu vực giáp ranh với biên giới Lào giữa huyện A Lưới và Cà Lưm (tỉnh SêCong, Lào) rồi đi theo tuyến đường 14 về xuôi. Bữa nay đường đi bị làm căng quá nên thôi. Gỗ qua sông A Á chủ yếu do mấy người dân trong xã chặt ở các cánh rừng lân cận mang về bán”.

Khai thác gỗ trái phép mang lại lợi nhuận cao đã khiến hàng trăm hộ dân tham gia. Người dân Hồng Hạ nay không còn mấy quan tâm đến mùa rẫy mà đổ xô đi khai thác gỗ. Hồ Văn Sim (thôn Kơn Tôm) thổ lộ: “Một ngày đi gỗ bình quân chúng tôi cũng kiếm được vài trăm nghìn/người, hơn cả đào vàng sa khoáng hay đi lầm rẫy. Cứ đưa gỗ qua sông là có xe tới vận chuyển, thu mua gỗ rồi vận chuyển theo đường 12 rồi về xuôi”.

Tình trạng khai thác gỗ trái phép của người dân xã Hồng Hạ diễn ra khá công khai, giữa ban ngày, điều kỳ lạ là chính quyền xã lại không hề hay biết! Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tiến Thành- Chủ tịch UBND xã Hồng Hạ một mực khẳng định: “Chỉ một số hộ dân trên địa bàn xã thường chặt gỗ nhỏ về làm nhà chứ chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào người dân vận chuyển gỗ lớn, đã xẻ phách qua sông A Á cả”.

Tuy nhiên, khi chúng tôi “trưng” những hình ảnh về cảnh nườm nượp người dân đưa gỗ qua sông, cách trụ sở UBND xã chừng hơn 500m thì ông Thành mới “ngớ” ra: “Có thế nữa a, nếu thế chúng tôi sẽ cho kiểm tra và kết hợp với bên kiểm lâm xử lý ngay”. Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Viết Ngọc Vinh- Hạt trưởng Kiểm lâm A Lưới thừa nhận: “Từ cuối năm 2009 đến đầu năm 2010, huyện nhiều lần có tờ trình xin tỉnh cấp phép khai thác gỗ làm nhà cho các hộ nghèo thuộc Chương trình 167 nhưng vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó, nhiều hộ dân đã lợi dụng nhu cầu lấy gỗ làm nhà để khai thác trái phép, mang bán. Thông thường, ở mỗi địa phương có từ 3-5 kiểm lâm địa bàn, các cán bộ này sẽ nắm danh sách có bao nhiêu hộ được xóa nhà tạm. Tuy nhiên, do số hộ dân này đông (gần 1400 hộ), địa bàn nhiều tuyến rừng rộng lớn nên rất khó quản lý”.

Trong khi chờ phía tỉnh cấp phép khai thác gỗ làm nhà cho các hộ nghèo thuộc Chương trình 167, thì nhiều cánh rừng vẫn bị “cày xới” do mang lại lợi nhuận kinh tế cao, người dân khai thác vô tội vạ. “Nhiều lần chúng tôi tiến hành xử phạt người dân khai thác gỗ trái phép nhưng tình trạng vẫn chưa được cải thiện. Nếu làm “căng” quá thì dễ xung đột, mất đoàn kết với người dân thiểu số ở nơi đây”- ông Vinh, nói.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm