| Hotline: 0983.970.780

Gò Nổi sinh anh tài

Thứ Ba 02/09/2014 , 10:46 (GMT+7)

Vùng đất quá đặc biệt, vì nơi đây đã sinh ra những người con ưu tú như: Hoàng Diệu, Nguyễn Thị Bình, Hoàng Tụy, Hoàng Phê, Ngô Việt Trung... Vậy có gì bí ẩn ở mảnh đất nhỏ trên miền quê xứ Quảng này?

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT

Ở Quảng Nam nhắc đến vùng đất hiếu học, sinh nhiều người tài giỏi thì người ta giới thiệu ngay về Gò Nổi. Gò Nổi được bao bọc bởi ba con sông: Thu Bồn, Chiêm Sơn và Bến Giá; đây là nơi bắt đầu của sông Vĩnh Điện và sông Bà Rén.

Cư dân Gò Nổi vốn được hình thành từ cuối thế kỷ XIV do người Việt từ các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An vào khai cơ lập nghiệp. Theo người dân kể lại, những người thừa lệnh triều đình trong quá trình Nam tiến đã vào miền Nam bằng đường biển.

Khi đến Cửa Đại (TP. Hội An) họ nhận thấy đây là một cửa biển rộng lớn, nhìn về hướng Tây là dòng sông Thu Bồn hiền hoà trải dài trên vùng đồng bằng phì nhiêu vào loại bậc nhất của miền Trung. Những cư dân này đã ngược dòng Thu Bồn và bắt gặp vùng Gò Nổi với tứ bề sông nước bao quanh một cù lao phù sa màu mỡ. Do vậy, họ quyết định dừng lại đây để khai cơ lập nghiệp. Từ đó, sản sinh ra những bậc hiền tài cho đất nước.

Gò Nổi gồm 3 xã: Điện Phong, Điện Trung và Điện Quang (huyện Điện Bàn, Quảng Nam) nhưng nói về sự hiếu học và nhiều người tài giỏi thì hội tụ nhiều ở xã Điện Quang.

Bà Trần Kim Thoa, Phó Chủ tịch UBND xã Điện Quang, cho biết, đến nay đã có hai cuốn sách được xuất bản là “Người Điện Quang” và “Địa chí xã Điện Quang” nhưng chưa thống kê đầy đủ những bậc hiền tài và những người con Điện Quang xa quê đỗ đạt cao trong nhiều lĩnh vực.

Theo bà Thoa, từ thời vua Lê chúa Nguyễn được vinh phong tước hiệu như: Công, hầu, bá, tử, nam có đến 14 người. Thời phong kiến, thực dân có 18 người là nhà cách mạng, nhà báo, khởi xướng các phong trào khởi nghĩa và sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay có 18 người giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước, được phong anh hùng lực lượng vũ trang…

Ngoài ra, tính từ cấp Cục, vụ trở lên có 5 người; cán bộ từ Bí thư huyện trở lên có 8 người và tham gia quân đội từ cấp đại tá trở lên có 11 người.

Thời nhà Nguyễn, Điện Quang có tiến sĩ Phạm Tuấn là một "Ngũ phụng tề phi" (năm con phượng hoàng cùng bay) của Quảng Nam. Rồi ba anh em họ Hoàng nổi danh là: Hoàng Diệu, Hoàng Kim Thám và Hoàng Kim Bảng.

12-14-57_nh-3
Nhà tưởng niệm Hoàng Diệu

Cụ Trần Cao Vân là bậc kỳ tài tinh thông nho học, cụ Phan Thành Tài là nhà tân học đầu tiên của đất Quảng Nam đều là người Điện Quang.

Ngoài hiếu học, đây còn là vùng đất giàu truyền thống yêu nước. Một xã mà có đến 2 người kế tiếp nhau làm Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu, vị phó bảng học rộng tài cao, nêu gương trung liệt thề quyết sống chết giữ thành.

Kế tiếp là Lê Đình Đỉnh cũng làm tổng đốc thành Hà Nội. Hai anh em ruột Phan Thanh, Phan Bôi là chiến sĩ cộng sản lừng danh cũng là người Điện Quang. Hay trong Quốc hội khóa đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có 3 đại biểu là người Điện Quang gồm: Lê Thị Xuyến, Phan Bôi và Phan Thao.

Trong lĩnh vực toán học có 2 người xếp vào hàng đầu của Việt Nam được thế giới đánh giá cao, đó là GS Hoàng Tuỵ và GS Ngô Việt Trung.

Riêng gia đình GS Hoàng Tuỵ, trong 7 anh em thì có tới 5 người là GS, gồm: Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tuỵ và Hoàng Chúng (toán học)… Còn gần đây, Điện Quang là quê hương của nhà ngoại giao nổi tiếng Nguyễn Thị Bình, sau đó giữ chức vụ Phó Chủ tịch nước, nay đã nghỉ hưu.

12-14-57_nh-4
Nhà thờ tộc Phan, dòng họ của những bậc hiền tài cụ Phan Thành Tài, Phan Thanh, Phan Bôi, Phan Khôi

Xã Điện Quang có diện tích 1.465 ha với 2.100 hộ. Thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay Điện Quang huy động nguồn lực trên 30 tỷ đồng đóng góp của con em trong xã sinh sống ở Đà Nẵng, Sài Gòn, Hà Nội...
Dự kiến cuối năm 2015, Điện Quang sẽ trở thành xã NTM. Ngoài ra, hằng nằm có hàng trăm triệu đồng được những người con xa quê gửi về thực hiện việc khuyến học, mua sắm trang thiết bị cho trường học, gia đình nghèo khó.

Ông Phan On, người cùng tộc họ với cụ Phan Khôi, được xem là “pho sử sống” của làng Bảo An cho rằng: Trước đây, Điện Quang tiếp cận với việc buôn bán và họ nhận ra rằng muốn phát triển thì phải học. Do đó, con em vùng này chăm chỉ học hành. Điều đó lý giải vì sao đất này có những người thành tài bằng con đường học vấn.

TIẾP BƯỚC CHA ANH

Theo thống kê của Trường tiểu học Phan Thanh, xã Điện Quang từ sau giải phóng đến nay, có gần 1.000 em tốt nghiệp đại học và cao đẳng, toả đi làm việc khắp đất nước.

Để thôi thúc các em học giỏi, ở Điện Quang có đến hàng chục quỹ khuyến học, từ xã đến thôn và họ tộc. Trong đó, đáng chú ý có Quỹ khuyến học thôn Bến Đền, Phú Đông, Bến Đền Đông với tổng số tiền hơn 100 triệu đồng…

Ngoài ra có quỹ khuyến học như họ tộc như Phan Bảo An, Phạm Đình, tộc Lê, Thiều, Trần… lên đến vài trăm triệu đồng mỗi họ tộc. Mỗi năm học, các em có thành tích xuất sắc được động viên kịp thời.

Ngoài việc chăm lo con học hành thì Điện Quang không ngừng xây dựng phát triển kinh tế. Dọc tuyến tỉnh lộ 610B là những ngôi trường khang trang, hàng trăm căn nhà cao tầng còn thơm mùi sơn mới, những hàng quán tấp nập người mua, kẻ bán.

Là một xã nông nghiệp canh tác 3 vụ lúa/năm, tuy nhiên SX đem lại hiệu quả thấp, do đó xã đã mạnh dạn thực hiện chuyển đổi giống cây trồng, đưa cơ giới hoá và đồng ruộng.

Trong đó, Điện Quang chú trọng phát triển cây ngắn ngày gắn với bao tiêu sản phẩm. Nhiều mô hình được áp dụng như ngô đông xuân, đậu xanh xuân hè; ngô hè thu đã cho hiệu quả kinh tế cao.

Gắn với trồng trọt, Điện Quang phát triển chăn nuôi bò bán chăn thả đã giúp nhiều hộ dân khá giả. Đơn cử như hộ anh Trần Kim Giá thuê đất, xây dựng một trang trại bên sông Thu Bồn. Hiện trại bò của anh có gần 40 con lai sind, tính ra có giá trị gần 1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, xã chú trọng đầu tư về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Trên địa bàn xã có đến 3 Cty kinh doanh dệt vải, chế biến nông sản XK và thuỷ sản.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm