| Hotline: 0983.970.780

Góp gạo khó thổi cơm chung

Chủ Nhật 24/12/2017 , 14:30 (GMT+7)

“Sống thử” hay “góp gạo thổi cơm chung” là việc những đôi nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Sau một thời gian, nếu thấy phù hợp thì tiến tới hôn nhân.

Còn nếu trục trặc, họ sẽ chia tay nhau mà không cần đến pháp luật. Có nhiều lý do để họ chọn cách sống mới mẻ này: Do xa nhà, thiếu thốn tình cảm, muốn tiết kiệm chi tiêu, theo trào lưu...

08-01-38_trng_14
Ảnh minh họa

Hà My và Quốc Tuấn yêu nhau từ hồi đại học. Sau khi ra trường đi làm, cả hai dự định chuyện cưới xin. Nhưng vì công việc chưa ổn định, đồng lương tập sự không đủ sống nên họ bàn nhau đợi thêm một thời gian nữa. Để tiết kiệm tiền, họ quyết định sống thử.

Lúc này đây, Hà My mới nhận ra, cuộc sống khi “góp gạo thổi cơm chung” khác xa với khi còn yêu nhau. Chàng Quốc Tuấn hóa ra là một người ki bo và gia trưởng. Từ mớ rau, nắm gạo đến đồng quà, tấm bánh… anh ta đều quản lý chặt chẽ. Tuấn đòi giữ hết tiền của My, hàng ngày chỉ đưa bạn gái một số tiền ít ỏi để đi chợ. Vậy nhưng đến bữa lại nhăn nhó chê bai khi nhìn bữa cơm quá đạm bạc. Thế là xích mích, cãi cọ.

Thỉnh thoảng, bạn bè hay người thân của Hà My đến chơi, cô mua ít trái cây hay làm bữa cơm để đãi cũng bị “chồng hờ” hạch sách. Hơn thế, Tuấn còn “quản” My khá chặt, không cho mua sắm tiêu pha đã đành, mà mỗi khi đi đâu, làm gì, với ai… cũng bị tra khảo… Tất cả những điều đó khiến Hà My cảm thấy nghẹt thở. Thế là, chỉ sau 3 tháng sống thử, cảm thấy cuộc sống vợ chồng hờ không thể tiếp diễn, họ quyết định chia tay nhau. Ai đi đường nấy một cách vui vẻ, không luyến tiếc.

Chị Thư và anh Định đều là công nhân của một khu công nghiệp. Cùng là những kẻ xa nhà nên chỉ sau nửa năm yêu nhau, họ quyết định “góp gạo thổi cơm chung” để tiết kiệm chi phí, cố dành dụm đến khi nào đủ điều kiện sẽ tổ chức đám cưới.

Sau vài tháng sống thử, những ngày tháng yêu đương mặn nồng có dấu hiệu phai nhạt, anh Định bắt đầu đổi khác. Hầu như mọi chi phí chung đều do một mình chị Thư gánh vác vì anh nói, lương chỉ đủ tiêu vặt. Lúc đầu, chỉ tiền nhà anh không góp. Sau đó, tiền ăn hàng tháng anh cũng không đưa. Thế nhưng anh muốn bữa nào cũng phải có thức ăn ngon. Lý do anh đưa ra là công việc vất vả nên ăn uống đạm bạc anh không nuốt được. Đó là chưa kể đủ thứ chi tiêu khác như tiền điện nước, tiền vệ sinh, tiền mua vật dụng gia đình… Đồng lương công nhân may vốn ít ỏi mà giờ phải lo mọi thứ từ A tới Z cho cả 2 người, thật sự quá khó khăn với chị Thư. Tính ra, việc sống thử với chị còn tốn kém khi sống một mình gấp nhiều lần.

Đã thế, anh còn hay đi nhậu với bạn bè. Nhiều khi anh đưa bạn nhậu về nhà ngủ trong tình trạng say khướt. Nhà chật, chị Thư phải đi ngủ nhờ rất bất tiện. Nhưng nói ra thì anh Định mắng “vợ hờ” keo kiệt, bủn xỉn…

Không thể chung sống với một người đàn ông vô trách nhiệm như thế, chị Thư muốn dọn ra ngoài, ở một mình như trước. Khổ nỗi, lúc này chị phát hiện đã mang bầu. Thế là, phần vì anh Định níu kéo, phần khác, không muốn con không có cha, chị Thư đành đi đăng ký kết hôn, chấp nhận gắn bó với một người đàn ông không có chí tiến thủ, thích dựa dẫm vào người khác như anh Định.

Cũng giống như hoàn cảnh chị Thư, nhưng chị Minh lại cương quyết chia tay chồng hờ, chấp nhận nuôi con một mình. Tuy vất vả nhưng như chị Minh tâm sự: “Hạnh phúc hơn nhiều so với việc phải “nuôi báo cô” chồng hờ!”.

Tuy nhiên, có những người quyết định sống thử với những mục tiêu và hoạch định rõ ràng như trường hợp chị Hà, một nhân viên ngân hàng. Chị cùng anh Thắng sống chung cùng nhau với ý đồ là sống thử cho biết sự hòa hợp đến đâu. Hai người đều có đủ khả năng tài chính như thu nhập cao, có nhà riêng… Chị Hà cũng lên kế hoạch nếu khi sống thử mà có con thì không cần sự hỗ trợ từ anh Thắng vẫn có thể lo đầy đủ cho con. Cuộc sống thử của họ diễn ra tốt đẹp. Mãi đến khi con được 3 tuổi, anh chị mới đăng ký kết hôn.

Nói tóm lại, việc sống thử không hẳn là xấu. Song, nếu những người trong cuộc chưa chuẩn bị về điều kiện vật chất thì cần cân nhắc kỹ. Việc sống thử với mục đích tìm hiểu để gắn bó lâu dài với nhau cũng có những ý nghĩa tốt đẹp. Đôi khi còn hơn những đôi yêu nhanh cưới vội rồi kết thúc bằng một đám cưới rình rang. Nhưng chỉ dăm bữa nửa tháng lại kéo nhau ra tòa vì “không phù hợp”.

(Kiến thức gia đình số 50)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm