| Hotline: 0983.970.780

Góp ý kiến sửa đổi dự thảo thông tư về quản lý thuốc BVTV

Thứ Tư 27/08/2014 , 10:23 (GMT+7)

Nhiều DN kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam cho rằng, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong sản xuất kinh doanh thuốc BVTV phục vụ sản xuất nông nghiệp, nếu các điều, khoản trong dự thảo này được ban hành mà không được sửa đổi, bổ sung, thậm chí bãi bỏ một số điều không khả thi. 

Bởi:

Trong Luật BV và KDTV, Điều 5 mục 3 có nêu: Khuyến khích xây dựng khu công nghiệp sản xuất thuốc BVTV, hệ thống thu gom, xử lý và bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; sản xuất, sử dụng bao gói thuốc BVTV được làm từ vật liệu dễ tái chế; tập huấn, phổ biến sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người sử dụng thuốc. Nhưng trong thông tư này chưa có quy định cụ thể và chi tiết để làm rõ chủ trương mà Luật BV và KDTV đã nêu.

Hiện nay, hầu hết các loại thuốc BVTV đang sử dụng ở nước ta là nhập ngoại. Công nghiệp sản xuất thuốc BVTV ở Việt Nam hầu như không có gì. Trong khi đó, các thủ tục đăng ký thuốc BVTV còn phức tạp, nhiều phiền hà, rắc rối...

Trong thông tư này cần phải làm rõ chủ trương xã hội hóa trong hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, kể cả các dịch vụ cũng như khảo nghiệm, kiểm định, huấn luyện, đào tạo, cấp giấy phép hành nghề...Lực lượng tham gia xã hội hoá là tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hội Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV Việt Nam, Hội KHKT - BVTV Việt Nam...và các đơn vị có điều kiện.

Trong Điều 5 Khoản 3, khi nhà sản xuất chấm dứt, thay đổi ủy quyền thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền không được kinh doanh sản phẩm của nhà sản xuất cũ và phải tìm nhà sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật khác cung cấp đầy đủ hồ sơ đăng ký lại. Việc tìm nhà sản xuất mới có đủ điều kiện là rất khó khăn. Đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu thay đổi quy định này sao cho các tổ chức, cá nhân trong nước không bị lệ thuộc vào tổ chức, cá nhân ủy quyền.

Đề nghị bỏ nội dung: “Được chấm dứt, thay đổi ủy quyền đứng tên đăng ký đối với các tổ chức, cá nhân được ủy quyền”. Vì nếu điều khoản này được thực thi, các công ty nước ngoài sẽ ép các DN trong nước về sản lượng tiêu thụ và giá. DN trong nước sẽ bị lệ thuộc nhiều vào các công ty nước ngoài, khó phát triển nền công nghiệp thuốc BVTV.  

Điều 5, khoản 5, Mục b: Đề nghị bỏ nội dung “Chỉ được đăng ký 1 hàm lượng cho mỗi dạng thành phẩm của thuốc BVTV”. Bởi điều khoản này không thể hiện trong Luật BV và KDTV. Thực tiễn đã chứng minh rằng, cùng với một hàm lượng sử dụng cho một loại cây trồng ở giai đoạn non sẽ gây ảnh hưởng đến cây trồng (lá xoăn lại, gióng cây không phát triển,…) nhưng ở những giai đoạn sau cây vẫn phát triển bình thường mặc dù cũng sử dụng thuốc trừ dịch hại với liều lượng, hàm lượng như nhau... Vì vậy nên sửa đổi điều khoản này theo hướng không hạn chế hàm lượng thuốc BVTV đăng ký.

Điều 6, khoản 3, điểm n: Không đưa nội dung "Chỉ được gia hạn 5 năm đối với thuốc BVTV có PHI lớn hơn 7 ngày…”. vì Luật BV và KDTV không có quy định về nội dung này. Cũng nên cho đăng ký thuốc BVTV nhóm IV cho cây ăn quả, chè, rau, bảo quản nông sản sau thu hoạch, không gây độc cho môi trường nhưng có PHI từ 10 - 14 ngày.

Điều 9, khoản 4: Mỗi giấy phép khảo nghiệm cấp không quá 3 cây trồng, mỗi cây trồng không quá 3 đối tượng”. Quy định này mang tính áp đặt...

Điều 10 Khoản 2 Mục c, d: Hồ sơ trình tự, thủ tục cấp giấy phép khảo nghiệm để đăng ký chính thức. Nên sửa lại mục c, d. Mục c, d chỉ nên áp dụng với các hoạt chất còn trong thời gian bảo hộ quyền phát minh sáng chế và không nên áp dụng đối với các loại thuốc đã hết thời gian bảo hộ (gọi là các loại thuốc thông dụng Generic). Quy định như dự thảo là không cần.

Điều 10, khoản 2, điểm b. Không đưa nội dung Giấy ủy quyền của nhà sản xuất là tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự quán tại nước sở tại vì Luật pháp Việt Nam không có quy định Lãnh sự quán tại nước sở tại có nhiệm vụ xác nhận vào Giấy uỷ quyền. Nếu buộc phải làm thủ tục này sẽ gây nhiều khó khăn, chi phí tốn kém cho các Công ty KD BVTV.

Điều 19, Khoản 2 điểm e. Thực thi theo điều này sẽ gây khó khăn cho DN, không được tự do trong hoạt động kinh doanh. Bởi vì các Giấy ủy quyền của nhà máy cho các DN Việt Nam có thời gian từ rất dài thậm chí 5 đến 10 năm, nhưng do một lý do nào đó trong hoạt động kinh doanh, nhà máy nước ngoài phải ngừng hoạt động hay chuyển kinh doanh sang ngành nghề khác thì việc xin giấy ủy quyền lại rất khó khăn, tốn kém. Đề nghị chỉnh sửa điều khoản này và nên bỏ Giấy ủy quyền và giấy xác nhận của Lãnh sự quán tại nước sở, nhằm tạo điều kiện thông thoánh cho các DN trong nước kinh doanh hợp pháp.

thuoccs101016619
Phun thuốc trừ sâu hại lúa

Điều 84 Khoản2: Nên bỏ hoặc sửa quy định này vì không thể gắn chặt các nhãn phụ vào từng bao gói thuốc nhỏ...

Điều 101. Quy định chuyển tiếp Điều 101. Điều khoản chuyển tiếp: Các sản phẩm đã được đăng ký trong danh mục của các DN là một tài sản vô hình và quyết định sự sống còn của DN. Nhưng theo thông tư này thì một số tên thương phẩm sẽ bị loại khỏi danh mục. Đây là một vấn đề hệ trọng, gây thiệt cho DN. Vì vậy xin đề nghị:

- Chỉ áp dụng đối với những đăng ký thuốc BVTV mới kể từ khi Thông tư có hiệu lực. Những thuốc BVTV đã có trong danh mục sẽ tiếp tục được gia hạn khi giấy chứng nhận đăng ký hết hạn.

- Những thuốc BVTV đã có danh mục nhưng không may bị loại thì khi nộp hồ sơ tái đăng ký sẽ được cấp thêm một lần đăng ký nữa.

- Những sản phẩm mới đã làm khảo nghiệm chờ ra tên trong thời gian tới sẽ được cấp giấy phép đăng ký tối thiểu 5 năm.

- Những nhãn mác sẽ được lưu hành tối thiểu trong vòng 2 năm kể từ ngày thông tư có hiệu lực.

 Thời điểm cần có dấu hợp quy trên nhãn mác sản phẩm đã đến rất gần mà Cục BVTV vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị tiến hành. DN và các Sở NN- PTNT đã đề nghị Cục BVTV thông báo cho các cơ quan quản lý có liên quan lùi thời gian thực hiện này lại thêm 2 năm nữa. Vì nếu thực hiện ngay sẽ gây khó khăn cho DN. Hiện nay nhiều công ty BVTV đã bị quản lý thị trường ở một số tỉnh kiểm tra và gây khó khăn cho việc kinh doanh.

(Phó chủ tịch, kiêm tổng TK Hội Kinh doanh thuốc BVTV)

Xem thêm
10 năm không được áp thuế GTGT, doanh nghiệp phân bón 'thiệt đơn thiệt kép'

Việc phân bón không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT kéo dài từ 2015 khiến doanh nghiệp sản xuất trong nước thiệt hại lớn, giá thành tăng, lợi nhuận giảm, vị thế cạnh tranh yếu.

Bộ đôi Advance và Advance Pro: Định nghĩa mới về độ đạm chuẩn cho tôm

Advance và Advance Pro là bộ đôi thức ăn hàng ngày từ Grobest Việt Nam, giúp người nuôi đối phó với tình hình giá tôm giảm mạnh và chi phí nuôi tăng cao hiện nay.

Aquavina đồng hành cùng người nuôi tôm ĐBSCL

Aquavina đặt nền móng cho sự thành công của người nuôi tôm tại ĐBSCL bằng việc cung cấp các sản phẩm thuốc thú y thủy sản chất lượng cao.

Bình luận mới nhất