| Hotline: 0983.970.780

Gửi gene cụ Rùa vào ngân hàng gene thế giới

Thứ Sáu 22/04/2011 , 09:43 (GMT+7)

Kết quả giám định gene của Rùa hồ Gươm đang được các nhà khoa học Việt Nam làm thủ tục để gửi vào Ngân hàng gene thế giới.

Kết quả giám định gene của Rùa hồ Gươm đang được các nhà khoa học Việt Nam làm thủ tục để gửi vào Ngân hàng gene thế giới.

Theo các nhà khoa học, sắc tổ da của cụ Rùa khó có thể trở lại như ban đầu vì cụ đã cao tuổi

"Viện công nghệ sinh học đã giám định xong kết quả cho Rùa hồ Gươm. Kết quả này sẽ được các nhà khoa học Việt Nam gửi sang ngân hàng gene thế giới, đặt tại Thụy Sĩ, để đưa ra kết quả chính xác nhất", tiến sĩ Bùi Quang Tề, tổ trưởng tổ chẩn đoán và chữa bệnh cho rùa hồ Gươm nói.

Theo tiến sĩ Tề, quá trình này sẽ được thực hiện song song với việc đối sánh mẫu gen từ 2 con rùa của Trung Quốc - được xem là cùng loài với cụ Rùa hồ Gươm.

"Thông thường phải mất 3 năm, hoặc 10 năm, ngân hàng gene thế giới mới công bố kết quả. Nhưng với cụ Rùa, dự kiến có thể là 6 tháng sẽ công bố", ông Tề nói.

Dựa vào hình thái bên ngoài, ông Tề cho rằng, khả năng lớn rùa hồ Gươm là "cụ bà". Ông Tề cũng nói thêm, theo nhận định ban đầu từ các mẫu gene của các loài rùa được tìm thấy ở Việt Nam, Rùa hồ Gươm đang được chữa trị là một loài mới của Việt Nam, không cùng loài với rùa Đồng Mô hay giải Thượng Hải.

Liên quan đến sức khỏe cụ Rùa, ông Tề cho biết, về lý thuyết khoảng 10 ngày nữa, việc điều trị sẽ hoàn tất và có thể đưa Rùa trở lại hồ. Nhưng việc đưa cụ Rùa trở lại môi trường còn phụ thuộc vào nước hồ làm sạch xong hay không.

"Để rùa sống lâu trên cạn sẽ rất nguy hiểm, vì như thế Rùa sẽ nhanh chóng bị thuần hóa, quen với việc được con người chăm sóc hàng ngày. Kỹ năng sinh tồn tự nhiên sẽ dần mất đi", ông Tề lưu ý.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm