| Hotline: 0983.970.780

Gừng đá Bắc Kạn

Thứ Hai 06/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Gừng đá, một loài cây hoang dại thường mọc tự nhiên trong các vùng rừng nguyên sinh hoặc trên các vách núi đá của các tỉnh vùng núi cao phía Bắc, Nam Trung bộ và Tây Nguyên có độ cao từ 500 -700 m so với mực nước biển.

Gừng đá có nhiều công dụng, dùng làm gia vị chế biến nhiều món ăn truyền thống của bà con các dân tộc vùng cao, vừa là nguồn dược liệu, vừa là cây trồng có thể trồng thuần loài, trồng xen cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do bị khai thác kiệt quệ, gừng đá bị thoái hóa nghiêm trọng và có nguy cơ tuyệt chủng.

Với mục tiêu bảo tồn nguồn gen quý để mở rộng SX, Viện Di truyền nông nghiệp, Sở KH-CN Bắc Kạn đã triển khai thành công dự án “Nghiên cứu, đánh giá, nhân nhanh giống và kỹ thuật trồng giống gừng đá Bắc Kạn” và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật (nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm).

Nguồn gốc, đặc điểm thực vật

- Gừng đá (Zingiber purpureum Roscoe) còn có các tên khác như gừng núi, gừng gió, gừng tía, riềng gió, ngải xanh, ngải mặt trời… tùy theo sự xuất hiện của chúng ở từng địa phương. Riêng ở Bắc Kạn, gừng đá thường mọc tự nhiên ở trong các cánh rừng nguyên sinh có lẫn nhiều sỏi đá, trên các hốc đá nên bà con gọi là gừng đá.

- Gừng đá mọc tự nhiên ở một số tỉnh vùng Tây Bắc như Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang... ; miền Trung như Quảng Nam, Khánh Hòa; Tây Nguyên như Gia Lai, Đăk Lăk… Gừng đá ưa những vùng đất giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước ở các bờ suối nơi ẩm mát, dưới tán rừng già, ở độ cao từ 500 - 700 m so với mực nước biển, cây thường phát triển theo cụm (5 ,6 thân).

- Gừng đá là cây thân thảo, cao khoảng 1 m, lá hình lưỡi mác, màu xanh đậm. Củ nhỏ cỡ ngón tay, có nhiều đốt, khi đã già vỏ củ màu nâu, ruột màu vàng, có mùi thơm đặc trưng không lẫn với các giống gừng khác (hơi hắc mùi bọ xít).

- Giá trị sử dụng: Được dùng chủ yếu làm gia vị chế biến một số món ăn truyền thống của bà con dân tộc như thịt ướp, thịt nướng, thịt hầm. Gừng đá có tính kháng sinh cao nên được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm, xương khớp, đau bụng, chữa ung thư…

- Giá trị kinh tế: Theo tính toán sơ bộ, với 1 ha gừng đá trồng xen dưới tán rừng (mật độ từ 5.000 - 8.000 cây), sau 2 năm cho thu hoạch khoảng 700 - 1.000 kg củ, bán với giá bình quân 500.000 đ/kg như hiện nay bà con có thể thu về từ 350 - 500 triệu đồng. Như vậy bình quân mỗi năm 1 ha gừng đá sẽ cho thu nhập từ 125 - 250 triệu đồng. Đây là điều kiện lý tưởng để bà con các dân tộc các tỉnh miền núi cao, nhất là với các hộ có tham gia chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng theo giao khoán có điều kiện tăng thêm thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giàu.

Kỹ thuật canh tác

- Thời vụ trồng thích hợp với các tỉnh vùng núi phía Bắc từ cuối tháng 2 đết hất tháng 3 DL là thời gian ít nắng, có đủ độ ẩm nhờ mưa xuân nên cây nhanh bén rễ, hồi sinh, tỷ lệ cây sống cao.

- Chọn và làm đất: Chọn những vùng đất có nhiều mùn, tơi xốp, có độ cao từ 500 - 700 m so với mực nước biển, có độ che bóng khoảng 50 - 60% để trồng gừng đá. Đất được cày bừa kỹ (nếu là đất bằng) hoặc cuốc xới (nếu là đất dốc hoặc trồng xen, làm sạch cỏ dại, xử lý thuốc trừ mối, kiến, dế.

- Chọn đúng giống để trồng nhằm tránh bị phân ly, thoái hóa làm giảm năng suất và chất lượng, tốt nhất nên mua cây giống được nhân giống bằng phương pháp nuối cấy mô tế bào của Sở KH-CN Bắc Kạn hoặc Viện Di truyền nông nghiệp để trồng. Cây giống được cấy trong bầu có kích thước từ 7 - 12 cm, có 3 - 5 lá, thân mập, khỏe mạnh, không sâu bệnh.

- Khoảng cách trồng: Nếu trồng thuần loài với diện tích tập trung, có thể trồng hàng cách nhau 60 cm, cây cách nhau 45 - 50 cm. Trong trường hợp trồng xen, có thể trồng thưa hơn tùy theo khoảng cách trống giữa các cây trồng chính (cây ăn quả, cây lâm nghiệp hay cây rừng) hoặc có thể trồng xen vào các hốc đá 1 - 2 cây/hốc. Xé bỏ túi bầu trước khi trồng để không làm đứt rễ, trồng chặt gốc, tưới nhẹ đủ ẩm để cây nhanh bén rễ.

- Phân bón: Lượng phân bón tính cho 1 ha gồm 2 tấn phân chuồng hoặc hữu cơ sinh học + 300 kg supe lân + 200 kg urê + 250 kg kali clorua. Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân vi sinh và phân lân trước khi trồng. Lượng đạm và kali dùng bón thúc chia làm 3 lần (sau trồng 1 tháng, sau trồng 3 tháng và sau trồng 6 tháng).

- Phòng trừ sâu bệnh hại: Gừng đá ít bị sâu bệnh hại, tuy nhiên cần chúy ý phòng trừ các loại sâu xám, ốc sên thường phá hại vào thời kỳ cây con

- Thu hoạch và bảo quản: Cây trồng sau 2 năm là có thể thu hoạch được khi thấy củ đã già, vỏ củ đã chuyển sang màu nâu, phần lá và thân cây bắt đầu úa vàng và khô dần. Dùng cuốc bới nhẹ, cắt nhặt lấy phần củ, rửa sạch đem bảo quản trong điều kiện khô mát (lâu dài để làm giống cho vụ sau) hoặc thái mỏng, phơi khô, đựng trong bao bì có lót nilon bảo quản nơi khô ráo để dùng dần hoặc xuất bán.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm