| Hotline: 0983.970.780

"Gút - bai" nước sông

Thứ Sáu 05/08/2011 , 14:07 (GMT+7)

Nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước và các tổ chức xã hội nên nước sạch đã được kéo về tận đầu ngõ ở xã Lộc Thủy, Lệ Thuỷ, Quảng Bình.

Trời nắng oi bức, ông Nguyễn Văn Tải (thôn Tuy Lộc, xã Lộc Thủy, Lệ Thuỷ, Quảng Bình) đi làm đồng về. Ngồi ráo mồ hôi, ông ra vòi nước sạch mở khoá lấy nước vào chậu rửa chân tay mặt mũi. Nước sạch giúp ông sảng khoái, tỉnh táo.

Ông Tải cho biết: "Nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước và các tổ chức xã hội nên nước sạch đã được kéo về tận đầu ngõ. Gia đình tôi chỉ bỏ ra khoảng 300 nghìn đồng để mua đồng hồ nước". Cũng theo ông Tải, gia đình ông gồm 6 nhân khẩu luôn luôn có nước sạch để sinh hoạt. Bình quân mỗi tháng cả nhà dùng khá thoải mái mà chỉ tốn chưa đầy 20 nghìn đồng tiền nước.

Rời gia đình ông Tải, chúng tôi tiếp tục ghé gia đình ông Nguyễn Xuân Ba cách đó chừng mấy trăm mét. Ông Ba đang mở vòi nước sạch trong vắt để rửa mớ rau xanh dùng cho bữa cơm trưa. Thấy chúng tôi hỏi chuyện nước nôi, ông bộc bạch: "Cách đây chừng 1 năm, người dân Lộc Thủy làm gì dám mơ có một công trình nước sạch để dùng như bây giờ. Đa số bà con Lộc Thủy sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Làm nông nên ngoài việc cần nhiều nước đảm bảo cho sản xuất thì cũng rất cần nhiều nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày. Biết là cần nước sạch như vậy nhưng do ở vùng chiêm trũng, nhiễm phèn nên cũng đành chấp nhận sống chung với nguồn nước giếng đào, nước sông Kiến Giang”.

Gắn bó với vùng chiêm trũng, từ bao đời nay người dân Lộc Thuỷ lấy nguồn nước dùng chủ yếu từ sông Kiến Giang. Một số ít gia đình có điều kiện thì đào giếng hay thuê người khoan giếng cho sâu hơn nhưng nguồn nước ở các giếng này cũng bị nhiễm phèn chua. Không ít người đầu tư xây bể chứa đựng nước mưa nhưng dùng tằn tiện lắm cũng chỉ được vài tháng thì bể cạn.

Tháng 9/2009, được sự tài trợ của các tổ chức xã hội, công trình cấp nước sạch nông thôn xã Lộc Thủy với kinh phí gần 1,3 tỷ đồng đã được khởi công. Đến ngày 19/5/2010, công trình này chính thức hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Công trình nước sạch có hệ thống bơm nước và một đài chứa nước cùng hệ thống đường ống dẫn nước dài hàng chục km về tận mọi hộ dân trong xã. Nguồn nước được lấy từ sông Kiến Giang, sau khi được xử lý đảm bảo an toàn được bơm lên bể chứa và cung cấp về cho bà con dùng.

Ban đầu, khi đưa công trình nước sạch vào sử dụng, mới chỉ có 500 hộ dân trong xã tham gia kéo nước sạch về dùng. Một số hộ khác vẫn còn nghi ngờ chất lượng và giá cả đắt. Tuy nhiên, qua một thời gian nhận thấy hiệu quả của công trình nước sạch nói trên rất an toàn, hợp vệ sinh đã có khoảng 1.000 hộ dân, với trên 5.000 nhân khẩu dùng nước sạch. Công trình hiện đang phát huy tác dụng rất tốt, được đông đảo người dân đồng tình, hoan nghênh. Qua hai trận lũ lụt dồn dập hồi tháng 10/2010, công trình nước sạch Lộc Thuỷ không hề bị ảnh hưởng, vẫn đảm bảo nước cho người dân sử dụng.

Nói về hiệu quả của công trình nước sạch của xã, ông Dương Công Toản, Chủ tịch UBND xã Lộc Thuỷ cho hay: "Trước đây khi chưa có công trình nước sạch này, tỷ lệ người dân trong xã bị nhiễm các bệnh ngoài da, tiêu chảy… khá cao. Từ khi có nước sạch, người dân mắc các bệnh nói trên giảm hẳn". Bà Nguyễn Thị Bảy, một người dân xã Lộc Thuỷ, tâm sự: "Trước đây, cứ lũ lụt xong là chúng tôi lo không có nước dùng hơn cả lo thiếu gạo. Bây giờ thì sướng rồi. Nước sạch lúc nào cũng có và nếu biết dùng hợp lý thì cũng không tốn kém nhiều lắm so với thu nhập của chúng tôi".

Được biết, giá bán 3.500 đồng/m3 nước. Khoản thu này dùng để chi trả cho Ban Quản lý và đầu tư vào công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình. Qua hơn một năm đưa vào sử dụng, công trình nước sạch Lộc Thuỷ được người dân bảo vệ tốt và phát huy hiệu quả cao.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm