| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang sản xuất giống lúa lai F1

Thứ Hai 23/10/2017 , 14:35 (GMT+7)

Cùng với tình hình dịch bệnh, lũ lụt gây thiệt hại nặng nề, SX hạt lai F1 của các DN ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc trong vụ mùa 2017 cũng lao đao.

Tuy nhiên tại tỉnh miền núi Hà Giang, mô hình SX hạt giống lúa lai F1 lần đầu tiên được triển khai lại thu được kết quả hết sức khả quan.

17-40-50_1
Hạt lai F1 giống Việt Lai 20 sản xuất tại xã Yên Hà (huyện Quang Bình, Hà Giang) vụ mùa 2017

Ở huyện miền núi Quang Bình, hạt giống lúa lai là thứ mà nông dân ở đây không còn lạ lẫm. Nhưng làm thế nào để SX ra được hạt giống lúa lai thì vụ mùa 2017 là lần đầu tiên họ được biết. Theo ông Phùng Viết Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Quang Bình, vụ mùa 2017, UBND huyện phối hợp với Cty TNHH An Đạt Thành đã lần đầu tổ chức mô hình SX hạt giống lúa lai F1 trên diện tích gần 8ha giống lúa lai 2 dòng Việt Lai 20 tại xã Yên Hà, với sự tham gia của hơn 30 hộ dân trong xã.

Bà Vũ Thị Lụa, thôn Xuân Phú, xã Yên Hà, chủ hộ tham gia mô hình cho biết: Lần đầu được tiếp xúc với kỹ thuật SX lúa lai nên ban đầu, các hộ trong thôn còn khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên với sự phối hợp cầm tay chỉ việc của cán bộ kỹ thuật của Cty TNHH An Đạt Thành về “nằm vùng” ở đây, những kỹ thuật khắt khe về chăm sóc, gạt phấn, những khái niệm về lúa bố, lúa mẹ... đã dần dần thấm vào bà con.

Theo bà Lụa, SX giống lúa lai đòi hỏi bà con phải thường xuyên chịu khó bám sát đồng ruộng so với lúa thường. Tuy nhiên giá thóc mà phía Cty mua cũng khá cao, từ 14 - 16 nghìn đồng/kg. Nhà nào năng suất càng cao thì Cty càng mua với giá cao nên ý thức các hộ dân cũng chăm chút hơn.

“Do mọi chi phí phân bón, thuốc BVTV phía Cty hỗ trợ hoàn toàn nên với năng suất hạt lai khoảng 1,2 tạ/sào, các hộ dân bình quân có lãi từ 2 triệu đồng/sào, gấp 2 - 3 lần so với lúa thường. Vụ này, nhiều vùng trong xã sâu bệnh rất nặng, nhưng do các diện tích lúa giống được phun thuốc trừ sâu đại trà nên hiệu quả rất cao, lúa sạch bệnh”, bà Lụa phấn khởi.

Bà Phạm Thị Hà, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Giang cho biết: Trước đây, Hà Giang đã từng thí điểm SX giống lúa thuần tại huyện Vị Xuyên, song do nhiều nguyên nhân nên đã không thành công. Vì vậy, đây là lần đầu tiên nông dân SX lúa tại Hà Giang được tiếp cận với một công nghệ trồng lúa mới đó là SX hạt lai F1. Mặc dù còn rất lạ lẫm, nhưng kết quả lần đầu đưa vào SX ở vụ mùa là rất khả quan, cho thấy nếu được tổ chức bài bản, nông dân vùng núi tại Hà Giang cũng có thể SX được hạt lai F1 rất tốt. Bên cạnh đó, đã khẳng định được đặc thù một số tiểu vùng khí hậu của Hà Giang hoàn toàn thích hợp để SX giống lúa lai.

Đối với Cty An Đạt Thành, bà Hà đánh giá cao cơ chế thu mua sản phẩm đã khuyến khích được ý thức của nông dân cũng như tăng cường khả năng thâm canh, đầu tư của nông dân để dần dần tiếp cận với tiến bộ KH-KT mới.

17-40-50_2
Mặc dù lần đầu SX, nhưng nhiều diện tích giống lúa lai F1 tại Hà Giang tốt không thua kém lúa thương phẩm

Đánh giá cao việc Cty TNHH An Đạt Thành đã chấp nhận đầu tư vào lĩnh vực SX hạt giống vốn rất rủi ro ở địa bàn còn nhiều khó khăn như Hà Giang, ông Vũ Văn Hương, PGĐ Sở KH-CN tỉnh Hà Giang cho biết: Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Hà Giang hiện nay cũng có diện tích lúa lên tới trên 32 nghìn ha, nhu cầu về giống lúa khoảng 1.000 tấn/năm. Trong khi đó, hiện trên địa bàn tỉnh chưa tự SX được giống lúa mà phải vận chuyển từ các tỉnh đồng bằng lên với chi phí vận tải đội giá lên cao. Vì vậy, việc có một DN đầu tư SX giống lúa trên địa bàn tỉnh sẽ là cơ hội để Hà Giang từng bước tự chủ động được nguồn giống lúa ngay tại địa phương với giá cả phải chăng.

Ông Trần Hữu Đạt, GĐ Cty TNHH An Đạt Thành đánh giá, việc SX hạt lai F1 tại phía Bắc ngày càng khó khăn do tình hình thiên tai dịch bệnh ngày càng phức tạp, đặc biệt vụ mùa 2017, nhiều vùng SX giống lúa lai tại phía Bắc thiệt hại rất nặng nề do dịch bệnh. Trước tình hình này, Cty đã nghiên cứu kỹ về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại một số tỉnh miền núi phía Bắc để SX lúa lai, trong đó tại Hà Giang đã xác định được một số vùng có điều kiện rất tốt, số giờ nắng nhiều, kín gió, điều kiện địa hình miền núi đồng ruộng được cách li từng khu vực rất xa nhau nên giảm được nguy cơ dịch bệnh...

Tuy nhiên, SX hạt lai F1 tại cũng có nhiều bất lợi như đồng ruộng bậc thang manh mún, ít màu mỡ, không chủ động được nguồn nước, trình độ canh tác của người dân thấp... “Mặc dù lần đầu tiên SX, nhưng năng suất hạt lai F1 vụ mùa 2017 tại huyện Quang Bình vẫn đạt được trung bình 2,7 tấn/ha, chất lượng rất khá. Đây là thành công bước đầu, mở ra triển vọng rất khả quan”, ông Đạt nhận xét.

Trước xu hướng bùng nổ của nhiều giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao, thị phần của lúa lai ngày càng giảm mạnh. Tuy nhiên, việc canh tác lâu năm chỉ với các giống lúa thuần cũng đang khiến tình hình dịch bệnh ngày càng bùng phát dữ dội, mà vụ mùa 2017 là một ví dụ. Trong hoàn cảnh đó, lúa lai vẫn sẽ có chỗ đứng nhất định nhằm cân bằng lại hệ sinh thái, giảm nguy cơ dịch bệnh, phát huy ưu thế về khả năng chống chịu, năng suất cao, phù hợp với nhiều vùng SX có điều kiện thâm canh thấp tại trung du, miền núi phía Bắc...

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm