| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang thay đổi BCĐ xây dựng NTM

Thứ Sáu 19/07/2013 , 10:29 (GMT+7)

Sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tỉnh Hà Giang đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, tỉnh Hà Giang đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

Để công cuộc xây dựng NTM quyết liệt, hiệu quả hơn, tỉnh Hà Giang đã kiện toàn lại các Ban chỉ đạo (BCĐ) với sự tham gia của các lãnh đạo cao nhất tỉnh. NNVN có cuộc trao đổi với ông Đỗ Tấn Sơn, Trưởng Ban Quản lí Chương trình xây dựng NTM Hà Giang, xung quanh sự thay đổi mà dư luận rất chờ đợi này.


Phong trào “nhà sạch, vườn đẹp” tại xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình

NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU VÀO CUỘC

Tỉnh Hà Giang vừa có sự thay đổi lớn thành viên BCĐ xây dựng NTM, lí do nào dẫn tới thay đổi thành này thưa ông?

Bắt đầu từ ngày 25/5, tỉnh Hà Giang tổ chức kiện toàn lại BCĐ Chương trình xây dựng NTM từ tỉnh đến huyện. BCĐ tỉnh do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban thay cho đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách nông nghiệp làm Phó ban Thường trực, Trưởng ban Quản lý NTM làm Phó ban chuyên trách.

Đợt này, BCĐ bổ sung thêm 2 đồng chí Phó BCĐ là Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phụ trách công tác tuyên truyền và Chủ tịch MTTQ tỉnh làm công tác tập hợp các đoàn thể. Các cấp huyện cũng kiện toàn tương tự như cấp tỉnh, cấp xã không có gì thay đổi so với trước kia.

Mục tiêu là kiện toàn lại bộ máy BCĐ vì xây dựng NTM là một chương trình tổng thể lâu dài và người đứng đầu phải là quan trọng nhất. Theo đó, Bí Thư tỉnh và Bí Thư huyện là lãnh đạo cao nhất về cấp ủy mới có thể chỉ đạo được các ngành tham gia cũng như các nguồn lực cho chương trình. Đặc biệt, khi người đứng đầu vào cuộc chắc chắn chương trình sẽ quyết liệt và sát với đòi hỏi của thực tế hơn.

Sau khi thành lập được BCĐ mới, mục tiêu sắp tới của Hà Giang như thế nào thưa ông?

Hai năm qua, Hà Giang đã xây dựng được hơn 300 km đường bê tông NTM. Hà Giang xác định, đây là chương trình lâu dài của Đảng và Nhà nước nên không thể vội được. Không giao chỉ tiêu mà dựa trên tinh thần tự nguyện và cạnh tranh công bằng giữa các địa phương. Thực tế, nguồn kinh phí dành cho việc xây dựng NTM của Chính phủ ngày càng hạn chế, tuy nhiên mỗi năm Hà Giang vẫn đầu tư 60 tỷ cho xây dựng NTM cộng khoảng 30 tỷ đồng nguồn ngân sách của Trung ương. Với số tiền ít ỏi này, mỗi huyện sẽ chọn một xã làm điểm.

Điểm đột phá của Hà Giang trong năm 2013 là “nhà sạch vườn đẹp”, hiện trên 40 xã của tỉnh đã chọn được khoảng 6.000 hộ dân thực hiện tiêu chí “nhà sạch, vườn đẹp”. Tỉnh hỗ trợ 800 kg xi măng (quy đổi ra tiền) để mỗi hộ dân tự làm đẹp khuôn viên của gia đình. Xây dựng lại phong trào làm tổng vệ sinh, cuối tuần các công dân trong thôn xóm đi dọn vệ sinh. Một việc phát huy dân chủ nữa là Hà Giang đang cố gắng trong năm 2013 hoàn thành việc người dân tự lập kế hoạch để phát triển thôn, bản của mình. Tóm lại, mỗi năm tỉnh Hà Giang sẽ chọn một việc chính và cụ thể để làm, không làm dàn trải, cào bằng.

HIẾN ĐẤT XONG LÀM LẠI SỔ ĐỎ LUÔN

Được biết, Hà Giang có rất nhiều cách làm sáng tạo trong quá trình xây dựng NTM, ông có thể chia sẻ được không?

Đối với Hà Giang, qua hơn 2 năm thực hiện xây dựng NTM, ngoài yêu cầu các cấp, ngành vào cuộc quyết liệt để mang lại hiệu quả tốt nhất thì công tác tuyên truyền được coi là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, liên tục. Hà Giang có cách làm rất uyển chuyển là “sân khấu hóa” việc tuyên truyền. Các chủ chương, chính sách của Trung ương, của tỉnh đều được chúng tôi “sân khấu hóa” và in thành các đĩa VCD về các mô hình mới, cách làm hay để tuyên truyền đến tận các cơ sở, địa phương bằng tất cả các thứ tiếng dân tộc.

Cách tuyên chuyền thứ 2, chúng tôi áp dụng là “chấm điểm trong xây dựng NTM” cho thấy hiệu quả rất cao, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Trong chấm điểm thi đua xây dựng NTM, chúng tôi sẽ phân ra cụ thể 9 việc của hộ gia đình, 8 việc của thôn và 7 việc của xã. Từ đó, sẽ cụ thể thành thang điểm và chấm điểm trong xây dựng NTM với từng cá nhân và tập thể. Với cách làm này, Hà Giang đã được nhiều địa phương khi tới tham quan, học hỏi đánh giá cao. Bên cạnh đó, Hà Giang sẽ thực hiện chương trình thư viện điện tử gắn với Chương trình xây dựng NTM. Tất cả các tài liệu, dữ liệu, kỹ thuật nông, lâm, ngư nghiệp về NTM sẽ được đưa lên thư viện để các ban ngành tiện theo dõi bao gồm 11 xã điểm của 11 huyện. Song song với đó là xây dựng thông tin hai chiều cập nhật từ dưới lên và từ trên xuống.

Trong thời gian vừa qua, một số địa phương do nôn nóng và thiếu quy chế dân chủ trong xây dựng NTM đã dẫn tới việc khiếu nại, khiếu kiện của người dân, vậy Hà Giang giải quyết vấn đề này như thế nào?

Để được sự đồng thuận và hiệu quả trong xây dựng NTM, tỉnh Hà Giang tuyên truyền rộng rãi và ban hành nghị quyết về mức hỗ trợ trong xây dựng NTM và có chia cụ thể theo từng vùng. Trên tinh thần mức hỗ trợ cho từng vùng đó, tỉnh sẽ công khai mức kinh phí phân cho các huyện các xã làm chủ, các địa phương biết rõ mình năm nay được bao nhiêu tiền. Còn lại, dân sẽ bàn cụ thể và thống nhất về mức đóng góp. Đối với những huyện, xã 30a, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được ưu tiên, ưu đãi hơn.

Bên cạnh đó, Hà Giang thường xuyên phát động những phong trào giúp đỡ nhân dân xây dựng NTM để huy động các cấp đoàn thể và doanh nghiệp tham gia. Vừa rồi, xã điểm Việt Lâm, huyện Vị Xuyên đã được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh huy động lực lược xuống giúp nhân dân làm đường trong nửa tháng trời. Sự vào cuộc của của các đơn vị đoàn thể đã tạo động lực để người dân ở xã Việt Lâm tự nguyện hiến đất. Toàn bộ tuyến đường dài 9 km đi qua 4 thôn người dân hiến đất hoàn toàn, sau đó dân tự xây bờ kè để bảo vệ ruộng và lề đường.

Việc hiến đất này chúng tôi phải làm rất linh động vì theo qui định lấy 3 ha đất nông nghiệp trở lên phải xin ý kiến của Thủ tướng, với 9 km đường bê tông, mỗi bên lấy thêm 1,5 - 2 m nhân lên quá cả 3 ha, song nhờ phát huy dân chủ và sự đồng tình gần như tuyệt đối của nhân dân việc làm con đường bê tông rộng 6m dài 9 km với chúng tôi không có bất cứ khiếu nại, khiếu kiện nào.

Phát huy tinh thần dân chủ, toàn bộ số hộ dân hiến đất xây dựng NTM, tỉnh yêu cầu các phòng ban của huyện là xuống tận địa phương để đo lại hiện trạng đất cho nhân dân để sau này tránh xảy ra việc khiếu nại, kiện cáo. Về điều này, có lẽ chưa có địa phương nào làm được. Quan điểm của tỉnh, nhân dân hiến đất ruộng rồi bỏ tiền ra làm đường GTNT mà sau này để xảy ra việc các phòng, ban lại hoạch họe họ về sổ đó là không nên, do đó lãnh đạo tỉnh Hà Giang yêu cầu, hộ nào hiến đất xong, ngay lập tức cán bộ địa phương phải đến đo đạc và làm ngay sổ đỏ mới cho họ.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm