| Hotline: 0983.970.780

Hà Nam: Trăn tấn công, nuốt vãn đàn dê

Thứ Tư 27/01/2010 , 09:57 (GMT+7)

Chưa bao giờ người nuôi dê ở Thanh Liêm lại rời vào hoàn cảnh khó khăn như lúc này. Giả sử dê bị bệnh thì còn có thuốc chữa, hay người bắt trộm thì có thể rình mà bắt phạt được chứ dê bị trăn bắt mất thì biết kêu ai?

Đầu những thập niên 80 của thế kỉ trước, phong trào nuôi dê ở vùng núi Thanh Liêm - Hà Nam phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, do trong quá trình chăn thả đàn dê bị thất thoát quá nhiều khiến các hộ nuôi dê nơi đây khốn đốn vì thua lỗ. 

Trăn đất - thủ phạm trộm dê

Thủ phạm không phải là người

Do sở hữu những dãy núi đá hùng vĩ trải dài hàng chục km từ thị trấn Kiện Khê tới huyện Gia Viễn - Ninh Bình nên huyện Thanh Liêm có tiềm năng rất lớn để phát triển mô hình nuôi dê. Xã Thanh Hải và xã Thanh Nghị là hai địa phương có đàn dê lớn nhất huyện với gần 1.000 con. Từ khi mô hình nuôi dê được đưa vào phát triển ở địa phương, người dân nơi đây vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, niềm vui chưa tày gang thì khó khăn mà không ai ngờ tới xuất hiện.

Không dịch bệnh, không người bắt trộm mà đàn dê lúc đầu cả trăm con, vậy mà chỉ sau vài tháng số lượng đã giảm xuống một nửa. Hàng chục đàn dê con mới sinh cũng tự dưng không cánh mà bay. Đàn dê vừa lùa lên núi buổi sáng mà chiều về đã hao mất một vài con. Liên tiếp những vụ dê bị mất tích một cách bí ẩn trong thời gian dài khiến các hộ nuôi dê vô cùng hoang mang lo lắng. Họ dành cả tháng trời tổ chức mai phục, săn tìm nhưng kết quả vẫn bặt vô âm tín, họa huần có tìm thấy cũng chỉ là những đống xương dê ở khe núi, bụi cây. Cuối cùng, dê vẫn mất tích một cách đều đặn đến lạ thường.

Việc tìm thủ phạm trộm dê đang đi vào ngõ cụt thì một hôm, ông Nguyễn Văn Kiên ở thôn Bồng Lạng – xã Thanh Nghị đang ngồi uống nước bỗng nghe thấy tiếng dê kêu thất thanh. Nhìn về phía dãy núi trước mặt, ông Kiên thấy đàn dê nhà mình chạy tán loạn. Một chú dê choai choai chạy một mình xuống núi kêu hoảng hốt. Nheo mắt về phía đó, ông Kiên giật nảy mình khi thấy một con gì đó dài dài, đen đen đang quăng mình đuổi theo con dê.

Thoáng một chút ngỡ ngàng, ông cùng con cái tức tốc chạy lên xem đàn dê nhà mình bị làm sao thì cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt mọi người. Một con trăn đất khổng lồ to bằng cây cột nhà đang ngoạm chặt chân sau chú dê non tội nghiệp. Nhanh như cắt, ông Kiên cởi áo trùm lên đầu con trăn rồi cùng dân làng khiêng về nhà. Sau lần ông Kiên bắt được trăn, thi thoảng lại có người đi rừng lấy củi hay những người chăn dê bắt được trăn khi chúng mới đánh chén no say xong một chú dê non. Vậy là thủ phạm bắt trộm dê của bà con suốt bao năm qua chính là loài trăn đất có số lượng khổng lồ sống trong vùng núi non hiểm trở này.

Bó tay với kẻ trộm

Chưa bao giờ người nuôi dê ở Thanh Liêm lại rời vào hoàn cảnh khó khăn như lúc này. Giả sử dê bị bệnh thì còn có thuốc chữa, hay người bắt trộm thì có thể rình mà bắt phạt được chứ dê bị trăn bắt mất thì biết kêu ai? Nếu tổ chức đi bắt trăn thì sẽ vi phạm pháp luật vì trăn thuộc loài động vật cấm săn bắt. Mà có muốn bắt còn khó hơn là mò kim đáy bể bởi núi non hiểm trở, nhiều hang hốc trăn trốn sâu vào trong hang khó mà bắt được. Hơn nữa, trăn chủ yếu tấn công dê vào ban đêm.

Ông Nguyễn Trung Phong - Chủ tịch UBND xã Thanh Hải cho biết: Hiện toàn xã Thanh Hải còn gần 400 con dê. Để khắc phục tình trạng dê bị trăn ăn thịt, xã đã hướng dẫn các hộ dân nên lùa dê về nhà trước khi trời tối, tránh để dê ngủ lại trên núi. Việc làm tạm thời trước mắt này cũng làm giảm đi phần nào việc thất thoát dê vào miệng loài trăn đất. Tuy nhiên, việc dê mất tích vẫn không thể tránh khỏi.

Ông Trịnh Đức Yết, một hộ nuôi dê ở thôn Hiếu Thượng, xã Thanh Hải ngậm ngùi cho chúng tôi biết, năm vừa rồi ông bị mất 5 con dê với bọn trăn đất. Cùng chung nỗi mất mát với ông Yết, ông Dương Văn Thi cũng phải biếu không cho lũ trăn 6 chú dê non béo tròn. Nhưng mất mát lớn nhất có lẽ là gia đình ông Đào Xuân Khang cùng thôn Hiếu Thượng, năm vừa rồi ông bị lũ trăn cướp không gần chục con dê làm ông tiếc đến đứt ruột. Hầu như nhà nào nuôi dê ở khu vực này, không ít thì nhiều mỗi năm cũng phải “cúng” cho lũ trăn đất một vài con. Nhẩm tính với một con dê giá đôi ba triệu như hiện nay thì mỗi năm loài trăn đất đã lấy đi của người nuôi dê nơi đây hàng chục triệu đồng.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm