| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: 5 năm dạy nghề cho 705.000 người

Thứ Tư 25/08/2010 , 10:29 (GMT+7)

Trong 5 năm, toàn TP Hà Nội sẽ phấn đấu tạo việc làm cho 705.000 người, trong đó năm 2010 là 137.000 người.

* 2010, phấn đấu tạo việc làm cho 137.000 người

Theo dự báo của Sở LĐ, TB-XH TP Hà Nội, năm 2011 số người trong độ tuổi lao động khoảng 4,338 triệu người và đến năm 2015 sẽ là 4,667 triệu người. Như vậy, bình quân hàng năm lao động trong độ tuổi tăng khoảng 90.000 người. Với mức tăng như vậy, mỗi năm TP có khoảng 180.000 – 200.000 lao động chưa có việc làm.

Có thể thấy 5 năm tới áp lực việc làm của Hà Nội là rất lớn. Theo đánh giá chung của các chuyên gia phân tích thị trường lao động việc làm, thị trường lao động Hà Nội mới được hình thành và còn mang nặng tính tự phát. Cơ cấu lao động có nhiều  bất cập, thừa lao động  đơn giản, thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao. Các số liệu báo cáo cho thấy, Hà Nội vẫn còn 60% lực lượng lao động chưa qua đào tạo. Khảo sát nhu cầu tuyển dụng tại sàn giao dịch việc làm Hà Nội cho thấy, hầu hết tại các phiên giao dịch dù lượng ứng viên tham gia khá đông nhưng các nhà tuyển dụng chỉ tuyển được chừng 25% nhu cầu.

Chính vì quá thiếu nhân lực tay nghề cao, nhiều DN đã “cố” tuyển lao động cho dù không hợp với công việc cũng như trình độ. Điều này dẫn tới số lao động được tuyển dụng làm việc không hiệu quả, hay thay đổi chỗ làm. Nhưng ngược lại có những người trình độ ĐH, CĐ lại phải vào làm việc ở vị trí lao động phổ thông và công nhân vì thiếu việc làm. Điều đó khiến lao động có tâm lý làm việc không ổn định, còn DN thì mất thêm chi phí đào tạo nghề và có khả năng mất lao động bất cứ lúc nào.

Dân số và lao động của Hà Nội tuy lớn song sự mất cân đối giữa cung – cầu lao động khá rõ nét. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, Thủ đô Hà Nội có dân số trên 6,4 triệu người, số người trong độ tuổi lao động là 4,3 triệu. Tuy nhiên, theo khảo sát, chất lượng cung lao động qua đào tạo giảm so với trước chỉ còn 31,2%. Bên cạnh đó, tốc độ dịch chuyển cơ cấu lao động dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp còn chậm. Cơ cấu lao động một số ngành còn bất hợp lý, năng suất lao động trong một số ngành còn thấp như: nông nghiệp, làng nghề...mặc dù thời gian qua, Hà Nội đã rất nỗ lực triển khai các chương trình, giải pháp đào tạo nghề.

Trong 5 năm, toàn TP Hà Nội sẽ phấn đấu tạo việc làm cho 705.000 người, trong đó năm 2010 là 137.000 người.
Đặc biệt Hà Nội là tỉnh thành đầu tiên xây dựng và vận hành quỹ hỗ trợ ổn định đời sống lao động chuyển đổi mục đích sử dụng đất với nguồn vốn ban đầu là 50 tỷ đồng nhằm tập trung nguồn lực dạy nghề cho lao động mất việc làm do mất đất nông nghiệp. Mới đây UBND TP Hà Nội phê duyệt Chương trình giải quyết việc giai đoạn 2011-2015. Mục tiêu của Chương trình là ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm và giá trị lao động, đảm bảo phát triển thị trường khách quan, lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ, đẩy mạnh XKLĐ.

Nhằm phát triển thị trường lao động Hà Nội theo hướng mở, một loạt các biện pháp kích cầu lao động đã được đưa ra. Theo đó, các DNNN sẽ tiếp tục CPH, tập trung đầu tư theo chiều sâu, hiện đại hóa thiết bị công nghệ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để phát triển và thu hút lao động. Đồng thời, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng SX hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, đẩy mạnh dịch vụ, khôi phục và phát triển các làng nghề, phố nghề. Đặc biệt, Hà Nội sẽ chú trọng quan hệ kinh tế với nước ngoài bằng nhiều hình thức để tạo nguồn XKLĐ tại chỗ, tăng đầu tư khai thác, mở rộng XKLĐ sang các khu vực, thị trường truyền thống.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.