| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội còn 16 trạm cấp nước sạch “trùm mền”

Thứ Tư 19/01/2011 , 09:58 (GMT+7)

Đến cuối năm 2010, Hà Nội vẫn còn 16 trạm cấp nước chưa đi vào hoạt động.

Ông Vũ Bình Nguyên, Giám đốc Trung tâm Nước sạch-VSMTNT Hà Nội cho biết, ngoài 85 trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn đã đầu tư xây dựng và đang hoạt động hiệu quả, đến cuối năm 2010 vẫn còn 16 trạm cấp nước chưa đi vào hoạt động.

 Đó là trạm cấp nước xã Xuân Dương (Thanh Oai), Liên Bạt, Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa), thị trấn Chúc Sơn (Chương Mỹ), Phùng (Đan Phượng), Quốc Oai (Quốc Oai) và xã Dương Liễu (Hoài Đức), Tam Hiệp (Phúc Thọ), Phùng Xá (Thạch Thất), Kim Lan (Gia Lâm), An Mỹ (Mỹ Đức)...

Theo đánh giá sơ bộ của Trung tâm Nước sạch-VSMTNT Hà Nội, hầu hết các trạm cấp nước “đắp chiếu” nêu trên, đều được đầu tư xây dựng từ những năm 2000. Do lâu ngày không đưa vào sử dụng, không được quản lý, bảo dưỡng nên hầu hết máy móc, trang thiết bị của các công trình trên đều hư hỏng nặng. Nhiều hạng mục không còn khả năng sử dụng, hệ thống bể chứa bị rò, thấm; đường ống dẫn nước bị bục vỡ, han gỉ...

Tại Hà Nội, các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Từ Liêm tỷ lệ cấp nước sạch mới đạt 15%. Còn 8 huyện của tỉnh Hà Tây trước kia và huyện Mê Linh tỷ lệ cấp nước sạch mới được khoảng 1%, riêng thị xã Sơn Tây, tỷ lệ cấp nước sạch đạt 72%.
Theo ông Nguyên, trước khi tiến hành dự án, việc nắm bắt nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của người dân chưa được tiến hành cẩn thận. Cơ cấu bố trí vốn chưa tương xứng với nhu cầu, tiến độ xây dựng đặt ra. Ngoài ra công tác quản lý nguồn tài nguyên nước chưa chặt chẽ, dẫn đến một bộ phận người dân không hưởng ứng việc dùng nước sạch từ các dự án cấp nước tập trung... 

Tuy nhiên, nguyên nhân chính khiến các trạm cấp nước tập trung “trùm mền”, là do khi triển khai các dự án nhà nước đã có quy định ngoài số vốn đầu tư của ngân sách (khoảng 60% tổng số vốn đầu tư công trình), các địa phương hưởng lợi từ dự án phải huy động 40% nguồn vốn còn lại (vốn đối ứng). Nhưng khi triển khai hầu hết các địa phương đều không thực hiện đúng các cam kết về số vốn đối ứng.

Hiện Trung tâm Nước sạch-VSMTNT Hà Nội đề nghị UBND TP cho phép xây dựng dự án tổng thể đánh giá toàn bộ những tồn tại của các trạm cấp nước không hoạt động trên địa bàn các huyện. Trên cơ sở đó kêu gọi đầu tư nhằm sớm phục hồi lại hoạt động của các trạm cấp nước này. Đồng thời đề nghị UBND TP bổ sung kịp thời cơ chế, chính sách phù hợp để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia vào công tác đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và tổ chức khai thác các trạm cấp nước.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm