| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đã có 7.000 con bò BBB

Thứ Sáu 29/08/2014 , 10:13 (GMT+7)

Hà Nội đã phát triển được 7.000 con bò F1 BBB là sự đột phá. Bò F1 BBB chất lượng rất tốt, tạo ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi. Đây cũng là mô hình mà các địa phương khác cần học tập.

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án "Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP Hà Nội", hôm qua (28/8), Cty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội tiếp tục mổ khảo sát bò F1 BBB 21 tháng tuổi để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển cũng như chất lượng thịt.

Tham dự có ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT); ông Chu Phú Mỹ, GĐ Sở NN-PTNT Hà Nội và các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn TP.

Để đánh giá đặc điểm bò và khả năng tăng trọng, các chuyên gia đã lựa chọn bê lai F1 BBB có số hiệu 00118, được sinh ra ngày 22/11/2012, trọng lượng sơ sinh 32 kg. Tại thời điểm khảo sát bê đã được 21 tháng tuổi, trọng lượng đạt 590 kg, tăng trọng bình quân đến 21 tháng tuổi 26,5 kg/tháng, chi tiết tăng trọng bê theo các thời điểm như sau:

Kết quả khảo sát khả năng SX thịt bê lai F1 BBB đực 21 tháng tuổi rất ấn tượng. Cụ thể, tỷ lệ thịt xẻ đạt 63,04%. Trong đó, khối lượng thịt loại 1 là 120,5 kg (đạt tỷ lệ 21%), tỷ lệ thịt loại 1/thịt xẻ đạt 34,62 %; khối lượng thịt loại 2 là 135% (đạt tỷ lệ 24,45%), tỷ lệ thịt loại 2/thịt xẻ là 38,79%; khối lượng thịt loại 3 là 41,5% (đạt tỷ lệ 7,51%), tỷ lệ thịt loại 3/thịt xẻ là 11,92%.

Tổng khối lượng thịt tinh (loại 1+2+3) đạt 192 kg. Trong đó, tỷ lệ thịt tinh là 51%, tỷ lệ thịt tinh/thịt xẻ đạt 85,34%; khối lượng xương đạt thấp (9,23%), tỷ lệ xương/thịt xẻ là 14,65%; khối lượng mỡ 16 kg, tỷ lệ mỡ 2,9%, tỷ lệ mỡ/thịt xẻ đạt 4,59%. Ghi nhận thực tế, thịt có màu đỏ hồng, mùi thơm gây đặc trưng thịt bò, có độ đàn hồi khi ấn tay cao.

“F1 BBB là giống bò thịt mới siêu cao sản. Đây là đòn bẩy để nâng cao tầm vóc đàn bò của nước ta. Bên cạnh những thành tựu về giống, cần phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bò. Tôi rất mừng vì Hà Nội đang làm rất tốt cả hai vấn đề trên”, ông Dương nói.

Sau khi chứng kiến toàn bộ quá trình mổ khảo sát và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát và chất lượng thịt bò F1 BBB 21 tháng tuổi, chuyên gia Nguyễn Lân Hùng đánh giá, nhiều tỉnh, thành đang loay hoay không biết nên chọn con gì để tái cơ cấu ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển bền vững. Hà Nội đã phát triển được 7.000 con bò F1 BBB là sự đột phá. Bò F1 BBB chất lượng rất tốt, tạo ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi. Đây cũng là mô hình mà các địa phương khác cần học tập.

Theo ông Chu Phú Mỹ, GĐ Sở NN-PTNT Hà Nội, dựa trên những thành tựu to lớn trong lai tạo giống bê F1 BBB, chúng ta hoàn toàn có đủ căn cứ để cải tạo chất lượng đàn bò và chất lượng thực phẩm của TP.

Còn ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, thời gian gần đây, dư luận luôn đặt ra câu hỏi, vì sao chúng ta phải nhập khẩu nhiều thịt bò như vậy? Bởi vì tốc độ phát triển chăn nuôi bò của chúng ta còn chậm. Chúng ta đã tự túc tốt nhu cầu thịt lợn, thịt gia cầm và trứng, nhưng lại thiếu hụt mạnh thịt bò. Không những thế, chất lượng thịt bò của nước ta chưa cao.

Do đó, cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt trong thời gian tới để đáp ứng nguồn thịt chất lượng cao cho người tiêu dùng, trước mắt là ở thị trường Hà Nội và hướng tới giảm thịt bò nhập khẩu".

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm