| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Đường ống dẫn nước Sông Đà vỡ... liên hoàn

Chủ Nhật 13/07/2014 , 19:47 (GMT+7)

Chỉ trong 3 ngày (từ 10/7 đến 12/7) xảy ra 2 vụ vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà đã khiến cuộc sống của 70.000 hộ dân thuộc các quận Hoàng Mai, Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm trong tình cảnh khốn đốn.

Khoảng 4 giờ ngày 12/7, đường ống dẫn nước sạch sông Đà tiếp tục bị vỡ lần thứ 9 tại km15, đại lộ Thăng Long (Hoài Đức, Hà Nội). Điểm vỡ ống nước lần này chỉ cách điểm vỡ lần thứ 8 vài km và công việc khắc phục mới hoàn tất cách đây một ngày.

Bà Lan, CT8B, chung cư Đại Thanh chia sẻ, gần 4 tháng nay khu vực này luôn trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Mỗi buổi sáng sớm, Cty Viwaco chỉ cấp nước khoảng 15 – 20 phút rồi cắt. Chờ đến đêm mới cấp thêm một lần nữa kéo dài 1 tiếng. Canh nước cứ như bộ đội trực chiến thế này khổ quá. Từ ngày 10/7 đến nay không có một giọt nước nào về bể. Chiều nào người dân ở khu chung cư cũng lỉnh kỉnh xô, chậu đi xách nước ở khu dự trữ để phòng cháy chữa cháy về sử dụng.

18-21-16_nh-2
Người dân ở khu chung cư Đại Thanh khổ sở vì suốt 4 ngày nay không có một giọt nước nào

Cty cổ phần đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco thông báo khoảng 4 giờ ngày 13/7 sẽ khắc phục xong sự cố mất nước. Nhưng theo ghi nhận thực tế của phóng viên NNVN, đến trưa ngày 13/7, các hộ dân ở khu vực quận Thanh Xuân mới thấy có nước chảy vào bể.

Bức xúc vì chỉ trong vòng 3 ngày đã xảy ra 2 lần vỡ đường ống dẫn nước, bà Chu Thị Phương, số 5, ngõ 521 thuộc tổ dân phố số 7, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân cau mày: “Nhà tôi kinh doanh dịch vụ phòng trọ, mỗi ngày dùng vài khối nước sinh hoạt, thế mà cứ độp một cái lại mất liền tù tì mấy chục tiếng đồng hồ. Bể phốt bẩn không tả nổi mà chẳng biết lấy gì dội. Sáng nay gia đình phải mua một bình nước đóng chai loại 20 lít để về đánh răng rửa mặt. Bây giờ nước về rồi, nhưng cứ đà này kiểu gì thời gian nữa lại có đoạn ống nước bị vỡ. Mấy ông kinh doanh cấp thoát nước làm công trình ẩu, bao nhiêu tội vạ dồn hết lên dân chúng tôi”.

Đến cuối giờ chiều ngày 13/7, những vòi nước của gia đình ông Phùng Văn Phòng (khu tập thể Bà Triệu, phường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông) dù đã được mở to hết mức nhưng lượng nước chảy ra vẫn nhỏ giọt, màu vàng khè, không thể dùng để nấu ăn được. “Sống ở khu dân cư mất nước khổ gấp mấy lần mất điện. Kênh, sông giờ ô nhiễm cả rồi, trưa nay vợ tôi cầm rổ rau chạy khắp xóm xin nước rửa mà không được, đành phải mang về”, ông Phòng than thở. 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm