| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Hoa Lily, Layon sẽ được trồng đại trà?

Thứ Tư 28/12/2011 , 10:00 (GMT+7)

Sáng 26/12, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả chương trình thực nghiệm sản xuất hoa Lily và Layon vụ thu đông năm 2011...

Sáng 26/12, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả chương trình thực nghiệm sản xuất hoa Lily và Layon vụ thu đông năm 2011. Hội thảo đã khẳng định: Hoa Lily, Layon sẽ thích ứng điều kiện thời tiết ở Hà Nội và sẽ nhân rộng mô hình ở các năm tiếp theo.

Hà Nội vốn có nhiều vùng trồng hoa tập trung lâu đời, nổi tiếng như: Quảng Bá, Nghi Tàm, Nhật Tân, Tây Tựu… cung cấp chủ yếu nhu cầu hoa tươi trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa nhanh, việc cung cấp hoa tươi cho thị trường Thủ đô ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, chủng loại. Bên cạnh đó, các làng nghề trồng hoa lại đang đứng trước một thách thức lớn như đất trồng hoa ngày càng bị thu hẹp, những giống hoa truyền thống hồng, cúc, đào… tuy đẹp nhưng chưa thỏa mãn nhu cầu thưởng thức hoa của người tiêu dùng.

Từ những thực tế trên, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội đã thực hiện mô hình thực nghiệm sản xuất hoa Lily, Layon hiệu quả kinh tế cao và bước đầu đã đạt được kết quả tốt. Ông Nguyễn Bá Sướng, giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội cho biết, Lily là một trong số loại hoa cao cấp được du nhập vào Hà Nội gần 10 năm nay. Song do hiểu biết về kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất hoa ly hạn chế, bấp bênh, thiếu bền vững nên diện tích trồng hoa Lily trên toàn thành phố còn rất ít và manh mún, mang tính tự phát ở một số vùng ven đô như các quận, huyện Từ Liêm, Tây Hồ, Gia Lâm…

Năm 2011, Trung tâm Giống cây trồng Hà Nội đã tổ chức thực hiện khảo nghiệm tại 4 địa điểm (Quảng An - Tây Hồ, Tân Lập - Đan Phượng, Xuân Giang - Sóc Sơn, Kim Chung - Đông Anh) trên diện tích 4.600m2. Kết quả cho thấy, hoa Lily phát triển rất tốt, cây hoa mập, trên cây có từ 4- 6 bông, hoa sẽ được thu hoạch đúng với thời điểm mà người trồng đã định trước.

Đối với hoa Layon, theo ông Sướng đây là năm đầu tiên Trung tâm triển khai mô hình khảo nghiệm nên bước đầu cho kết quả chưa cao. Hầu hết các giống Layon tham gia khảo nghiệm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh trung bình, tất cả các giống đều bị nhiễm bệnh cháy lá sinh lý.

Để trồng được các loại hoa này phát triển bình thường trong môi trường của thành phố, điều quan trọng nhất vẫn là hệ thống nhà lưới trồng hoa. Hoa Layon là cây ưa sáng, tuy nhiên lại không chịu được cường độ ánh sáng mạnh, nắng nóng, chúng ưa khí hậu mát mẻ. Lily là loại hoa giá trị kinh tế cao, vốn đầu tư lớn, kỹ thuật trồng đòi hỏi nghiêm ngặt. Hoa Lily phải trồng trong nhà lưới có mái che, hạn chế tác nhân gây bệnh, đảm bảo an toàn cho cây trồng. Trong những trường hợp cần thiết có thể sử dụng các biện pháp tăng nhiệt độ trong nhà lưới, điều khiển ánh sáng để hoa nở theo ý muốn.

Mặc dù đến thời điểm này hoa chưa cho thu hoạch, song căn cứ và sự phát triển của hoa tại các điểm thực hiện trên đồng ruộng vụ đông 2011, các nhà khoa học khẳng định rằng, hoa Lily phát triển tốt, thậm chí đạt kết quả cao hơn trồng hoa Layon.

Ông Nguyễn Duy Hồng, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN-PTNT TP Hà Nội) cho biết, năm nay ngành nông nghiệp Hà Nội có mức tăng trưởng cao hơn 5% so với năm trước, nhờ được mùa vụ xuân và vụ đông, trong đó có sự đóng góp rất nhiều của hoa. Hiện nay trên thị trường, giá mỗi cành hoa Lily tới 35.000-40.000 đồng, hoa Layon 6.000-7.000 đồng. Tuy nhiên, theo ông Hồng để phát triển rộng được mô hình cũng là một vấn đề khó khăn bởi chi phí đầu vào quá cao như 1ha hoa Lily chi phí khoảng 4 tỷ đồng, hoa Layon hơn 1 tỷ đồng.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm