| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Làm sống lại các sông nội thành thế nào?

Thứ Hai 14/06/2010 , 07:15 (GMT+7)

Dòng chảy các sông trong lưu vực nội thành có các sông như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét từ lâu đã trở thành sông "chết" không có nguồn cấp thường xuyên, chỉ làm nhiệm vụ tiêu khi có mưa và tiêu nước thải. Để khắc phục những tồn tại trên phải lấy nguồn nước sông Đà phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản, làm sống lại các sông trong nội thành Hà Nội.

Nguồn nước phục vụ SXNN, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là lấy từ sông Hồng qua cống Liên Mạc, Xuân Quang và các trạm bơm dọc hai bên sông Hồng. Nhưng từ năm 2004 đến nay vào vụ ĐX mực nước sông Hồng ngày càng cạn kiệt, không có nước chảy qua cống, các trạm bơm lấy nước sông Hồng không bơm được theo chỉ tiêu thiết kế. Vụ ĐX Hà Nội phải lắp đặt trên 100 trạm bơm dã chiến để bơm tát phục vụ đổ ải và tưới dưỡng.

Về dòng chảy các sông trong lưu vực nội thành có các sông như sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét từ lâu đã trở thành sông "chết" không có nguồn cấp thường xuyên, chỉ làm nhiệm vụ tiêu khi có mưa và tiêu nước thải trong nội thành chưa qua xử lý, ô nhiễm nặng gây bức xúc cho người dân. Sông Nhuệ là con sông tưới, tiêu kết hợp lấy nước tự chảy từ sông Hồng qua cống Liên Mạc có cao trình đáy cống +1,0m nhưng mấy năm gần đây mùa khô cũng không có nước chảy qua, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Dự án làm sống Đáy đã triển khai thi công xong khu đầu mối (cống và kênh Cẩm Đình - Hiệp Thuận) cũng chỉ vận hành được trong mùa lũ còn nhiệm vụ lấy nước tưới vụ ĐX không có nguồn để cấp.

Hệ thống thủy lợi Hà Nội

Để khắc phục những tồn tại trên phải lấy nguồn nước sông Đà phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản, làm sống lại các sông trong nội thành Hà Nội. Giai đoạn sau năm 2011 theo tôi sẽ bắt đầu bằng việc chia sẻ lượng nước lấy từ cống Lương Phú. Hiện cống này được thiết kế với mực nước lũ +20.24m, mực nước tưới vụ ĐX (tần suất P=85%) là +8.43m; với QTK = 60m3/s…Theo đó, giải pháp tại cầu Ái Mỗ (Km 36+700) xây dựng cửa chia nước và xây mới một tuyến kênh đi theo hướng tuyến QL32 về sông Đáy (tại khu Hiệp Thuận), về sông Nhuệ (tại khu Cầu Diễn) và về sông Tô Lịch (tại khu Dịch Vọng).

Phương án lấy nước vụ ĐX, chiều dài, độ dốc đáy kênh và mực nước tại các điểm được dự tính như sau: Từ cống Lương Phú đến cầu Ái Mỗ dài 36,7km độ dốc i= 0.00007, mực nước tại Lương Phú +8.43m, tổn thất cột nước về đến cầu Ái Mỗ là 2,56m, vậy mực nước tại cầu Ái Mỗ là +5.87m. Tại vị trí cầu Ái Mỗ, xây dựng đập điều tiết để chia nước về sông Tích và dâng mực nước lên +6.50m. Từ cầu Ái Mỗ đến khu vực cống Hiệp Thuận dài khoảng 22km. Xây dựng một tuyến kênh mới, bờ kênh kết cấu BTCT, chọn độ dốc đáy kênh i = 0.00004, tổn thất cột nước về đến cống Hiệp Thuận là 0.88m, vậy cao trình mức nước tại cống Hiệp Thuận là +5.62m. Từ cống Hiệp Thuận đến cầu Diễn dài gần 20km. Xây dựng tuyến kênh mới, bờ kênh kết cấu BTCT, chọn độ dốc đáy kênh i = 0.00004, tổn thất cột nước 0.80m, vậy cao trình mức nước về đến Cầu Diễn +4.82m. Từ Sông Nhuệ đến sông Tô Lịch có thể đi theo đường ống hoặc kênh hộp tuỳ theo địa hình thực tế. Với cao độ mực nước sông Nhuệ tại Cầu Diễn +4.82m đủ cao trình để dẫn về sông Tô Lịch. 

Hà Nội đang đi tìm lời giải cho bài toán làm sống lại các sông nội thành

Phương án lấy nước vụ mùa: chiều dài, độ dốc đáy kênh và tổn thất cột nước được tính như trên. Riêng mực nước tại các điểm được dự tính như sau: Mùa lũ mực nước thiết kế tại Lương Phú +20.24m, lấy nước qua cống Lương Phú, tính toán lưu lượng lấy vào để điều tiết mực nước tại cầu Ái Mỗ +11.50m (bằng mực nước lũ thiết kế sông Tích tại Sơn Tây) chia nước về sông Tích và kênh xây mới theo tuyến Quốc lộ 32. Với cao độ mực nước như trên có thể tiếp nước vào kênh Phù Sa (tại Ngọc Tảo) với mực nước khoảng +9.70m về sông Đáy (khu Hiệp Thuận) +9.50m; về kênh Đan Hoài (thị trấn Phùng) +9.20m về sông Nhuệ (khu Cầu Diễn) +8.0m và xây dựng các tuyến nổi hoặc chìm dẫn nước về sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và các hồ trong nội thành.

Ưu điểm của phương án trên, sông Đà có lưu lượng và mực nước mùa kiệt tương đối ổn định, hoàn toàn chủ động được thời vụ, nguồn nước phục vụ nông nghiệp và các ngành kinh tế. Nước sông Đà vào mùa kiệt không có phù sa, trong và sạch, đủ tiêu chuẩn cung cấp cho trồng rau sạch, nuôi trồng thuỷ sản và dân sinh. Đặc biệt có tác dụng rất lớn trong việc làm sống lại các dòng sông và pha loãng lượng nước thải bị ô nhiễm trên các sông, hồ thuộc khu vực nội thành Hà Nội. Kênh mới xây dựng có cao độ mực nước cao, không có nước thải chảy vào nên nguồn nước luôn luôn sạch. Đặc biệt dòng chảy trên kênh ổn định cả về mùa kiệt và mùa lũ nếu kết hợp du lịch đường thuỷ và thu thuỷ lợi phí như hiện nay sẽ nhanh thu hồi vốn đầu tư.

Giai đoạn sau năm 2020, chủ động cấp nước tự chảy, thay thế hai trạm bơm tưới Phù Sa và Đan Hoài. Mở rộng cống Lương Phú, tổng lưu lượng lấy qua cống khoảng 130m3/s (bằng tổng các công trình đầu mối hiện nay). Trên sông Đà tại hạ lưu cống Lương Phú xây dựng đập dâng, cao trình đỉnh đập +13.50m, để chủ động lấy nước vào mùa kiệt, mực nước tại cầu Ái Mỗ + 11.5m và vận hành như mục b nêu trên. Ưu điểm của phương án trên, diện tích lưu vực tưới của hệ thống trạm bơm Phù Sa có cao độ dưới +10.00m; lưu vực tước của hệ thống Đan Hoài có cao độ dưới +9.00m và hệ thống sông Nhuệ dưới + 6.50m nên toàn bộ tưới được tự chảy (bỏ trạm bơm Phù Sa và Đan Hoài) chủ động được thời vụ, tiết kiệm tiền điện và các chi phí khác. Với cao độ mực nước như trên, có thể bỏ được một số trạm bơm tưới cấp II có cao trình mực nước tưới tại bể xả thấp hơn +10.0m ở khu vực Sơn Tây, thấp hơn +9.0m ở hệ thống sông Đáy và +6.50m ở hệ thống sống Nhuệ.

Trên sông Đà có các đập thuỷ điện lớn như: Đập thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Sơn La, Bản Chát, Huổi Quảng, Nậm Nhùn và hàng chục trạm thủy điện nhỏ khác nằm ở các nhánh sông của lưu vực sông Đà, như vậy lũ của Sông Đà đã được điều tiết và không chế, việc xây dựng đập dâng và âu thuyền trên sông Đà tại Lương Phú không khó khăn. Với lưu lượng 130m3/s sẽ không làm ảnh hưởng đến việc chia sẻ lượng nước của sông Hồng cho các địa phương khác.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất