| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Lập biên bản 8 cửa hàng xăng vì đóng cửa

Thứ Tư 23/02/2011 , 08:54 (GMT+7)

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã lập biên bản 8 cửa hàng kinh doanh xăng dầu với hành vi không bán hoặc tạm ngừng không bán hàng.

Cục Quản lý Thí trường Bộ Công thương cho biết, qua kiểm tra 472 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Hà Nội (từ ngày 19/2 đến 21/2), Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã lập biên bản 8 cửa hàng kinh doanh xăng dầu với hành vi không bán hàng hoặc tạm ngừng không bán hàng.

Trong đó, nổi bật nhất là cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc doanh nghiệp tư nhân Phúc Lâm, có địa chỉ tại xã Phúc Lâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội trong ngày 19/2 chỉ bán dầu mà không bán xăng.

Qua kiểm tra thực tế ngày 20/2 khi cửa hàng đang bán xăng nhưng vẫn còn tồn 1.531 lít trong bồn chứa 22 mét khối và dầu còn tồn 10.074 lít.

Cũng trên địa bàn huyện Mỹ Đức, Hà Nội có 2 doanh nghiệp khác cũng bị lập biên bản xử lý với hành vi ngừng không bán hàng, đó là là doanh nghiệp tư nhân An Mỹ (xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) và doanh nghiệp tư nhân Tuy Lai (xã Tuy Lai, Mỹ Đức, Hà Nội).

Tương tự, cửa hàng xăng dầu số 1 thuộc Công ty Cổ phần Thương mại Sơn Hậu, địa chỉ B15 Khu đô thị mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội; Doanh nghiệp tư nhân Tiến Tới, trên địa bàn Tử Dương, Cao Thành, Ứng Hòa, Hà Nội  cũng bị các đơn vị chức năng lập biên bản vì lý do trên.

Ngoài những kiểu găm hàng như trên, một số cây xăng còn đưa ra những lý do “tế nhị” nhằm hợp thức hóa cho việc đóng cửa của mình.

Điển hình là Trạm xăng dầu số 9,  địa chỉ 2B Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, sau khi bị kiểm tra đã cho rằng, Trạm xăng này chỉ cung cấp cho các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và không kinh doanh xăng dầu.

Như trường hợp của Cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thanh Huy, km 9 đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội cũng bị phát hiện chỉ bán dầu không bán xăng.

Nhưng thực tế kiểm tra, cửa hàng còn tồn 1.052 lít xăng trong bồn chứa 26 mét khối. Tuy nhiên công ty đã lập luận rằng, do số lượng xăng dưới mức bơm nên không bơm được xăng để bán.

Theo báo cáo, sau khi lập biên bản và dưới sự giám sát của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội thì hầu hết các cửa hàng trên đã tiếp tục mở cửa lại bán hàng bình thường.

Duy nhất có cửa hàng kinh doanh xăng dầu thuộc doanh nghiệp tư nhân Đức Nhật, tại 311 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội sau khi đóng cửa đã trình bày lý do “ngừng hoạt động để chuyển địa điểm khác.

Ông Đoàn Trọng Thà, Trưởng ban Chống buôn lậu và Gian lận thương mại, Cục Quản lý thị trường cho biết, việc giám sát bán hàng sẽ được thực hiện rất nghiêm, trong trường hợp tái phạm sẽ rút giấy phép và đóng cửa kinh doanh.

Cũng theo ông, sau khi Bộ Công thương lập đường dây nóng để xử lý những vi phạm về kinh doanh xăng dầu thì bộ phận tiếp nhận luôn trong tình trạng “quá tải”.

“Nhiều trường hợp đã được xử lý và chấn trỉnh kịp thời, nhưng cũng rất nhiều công ty đóng cửa có lý do rõ ràng,” ông Thà cho biết.

Cũng trong chiều nay, 22/2 Công ty xăng dầu khu vực I, thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã cung cấp thông tin về việc cửa hàng xăng dầu 35 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội đóng cửa không bán hàng trong ngày 18/2, theo phản ánh của một số phương tiện thông tin đại chúng.

Theo giải thích, mặc dù chủ sở hữu là công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và vận tải Bảo Anh, hiện làm đại lý bán lẻ cho Xí nghiệp bán lẻ xăng dầu, Công ty xăng dầu khu vực I.

Nhưng theo báo cáo, thì ngày 18/2 do nhu cầu đột biến nên đại lý này đã hết hàng và chỉ được nhập hàng vào buổi tối, nên đến 21 giờ 30 cùng ngày xe mới được vào nhập hàng.

“Sau khi nhập hàng, đại lý đã bán hàng bình thường theo giờ quy định từ 6 giờ đến 22 giờ,” bà Nguyễn Thị Minh Hiền, Phó Giám đốc Công ty Xăng dầu khu vực I cho biết.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm