| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội sau 2 năm thí điểm bảo hiểm nông nghiệp

Thứ Hai 31/03/2014 , 07:01 (GMT+7)

Phí bảo hiểm là loại hình mới nên vẫn cần sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời giảm mức phí hơn nữa để lấy số đông người tham gia. 

Hà Nội là 1/20 tỉnh, thành được chọn làm thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315/QÐ-TTg, ngày 1/3/2011 của Chính phủ. Cuối năm 2011, UBND TP Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo BHNN. Đồng thời chọn huyện Ba Vì thực hiện bảo hiểm (BH) trên đàn bò sữa, huyện Chương Mỹ thực hiện BH trên đàn lợn. Cty Bảo hiểm Đông Đô trực tiếp triển khai nghiệp vụ BH đến người chăn nuôi.

Bước đầu triển khai, BCĐ BHNN gặp không ít khó khăn, người dân chưa đồng tỉnh ủng hộ, còn thăm dò, xem xét, nghe ngóng mà nguyên nhân chính là do phạm vi, đối tượng chưa phù hợp thực tiễn SX.

Cụ thể phạm vi BH hẹp, về dịch bệnh chỉ có dịch LMLM ở bò sữa; bệnh tai xanh, LMLM ở lợn; phí BH còn cao so với thu nhập của người chăn nuôi, trường hợp rủi ro để được đền bù bồi thường BH phải có điều kiện về công bố dịch, có 10% tổn thất tổng đàn mắc bệnh…

Ghi nhận và chia sẻ với nguyện vọng của các hộ chăn nuôi, BCĐ BHNN kịp thời báo cáo, đề xuất BCĐ Trung ương nhằm điều chỉnh phạm vi BH, đồng thời tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đến người dân. In trên 2 vạn tờ rơi phát đến các hộ chăn nuôi, tổ chức tập huấn cho hàng ngàn lượt người, tăng cường chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc...

BHNN là chính sách thiết thực cần được nhân rộng trong thời gian tới, giúp người chăn nuôi yên tâm SX. Một số nội dung cần tiếp tục điều chỉnh để phù hợp thực tế như mở rộng phạm vi BH, với bò sữa mở rộng BH một số bệnh (bệnh sinh sản, ký sinh trùng đường máu, nắng nóng kéo dài...). Phí BH là loại hình mới nên vẫn cần sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời giảm mức phí hơn nữa để lấy số đông người tham gia. Các thủ tục tham gia BH cần đơn giản, gọn nhẹ hơn, đặc biệt việc giải quyết BH khi có rủi ro phải kịp thời, tạo sự đồng thuận cao với người tham gia. Đồng thời tăng cường công tác quản lý nhằm hạn chế trường hợp trục lợi...

Cuối tháng 8/2012 BCĐ BHNN Trung ương đã thay đổi về điều kiện, phạm vi, mức phí BH (thể hiện bằng Thông tư 43 của Bộ NN-PTNT và Quyết định 2114 của Bộ Tài chính). Phí BH đối với các loại vật nuôi giảm, phạm vi BH về dịch bệnh được mở rộng.

Đối với lợn là 6 bệnh (dịch tả, đóng dấu, phó thương hàn, tụ huyết trùng, tai xanh, LMLM), đối với bò sữa là 3 bệnh (tụ huyết trùng, LMLM, nhiệt thán). Với những giải pháp đồng bộ, cùng sự điều chỉnh mở rộng phạm vi BH, việc triển khai thí điểm BHNN cho đàn lợn, bò sữa tại 2 huyện ở Hà Nội đã có chuyển biến rõ nét.

Kết quả sau thời gian triển khai (tính đến 31/12/2013) tổng số hộ tham gia BHNN là 2.912 hộ, trong đó hộ nghèo 800 hộ (chiếm 27,37%), cận nghèo 273 hộ (chiếm 9,38%), hộ thường 1.839 hộ (chiếm 63,15%). Tổng giá trị nhận BH cho đàn bò sữa và đàn lợn là trên 170 tỷ đồng với phí BH trên 5,15 tỷ đồng.

Về BH bò sữa, có 17 xã ở Ba Vì triển khai với tổng số bò sữa tham gia BH là 1.352 con. Số hộ tham gia BH là 798 hộ (271 hộ nghèo, 43 hộ cận nghèo, 484 hộ bình thường). Tổng phí BH bò sữa đạt gần 2,2 tỷ đồng (trong đó ngân sách hỗ trợ trên 1,5 tỷ đồng, hộ dân đóng phí 660 triệu đồng). Việc giải quyết bồi thường 66 con bò sữa rủi ro, số tiền bồi thường trên 1,8 tỷ đồng (tương đương 82,5% tổng thu).

Về thực hiện BH đàn lợn, TP chọn 3 xã thuộc huyện Chương Mỹ (Trung Hòa, Tốt Động, Đại Yên) và 3 xã thuộc huyện Ba Vì (Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài). Kết quả tổng số hộ tham gia BH cho lợn là 2.114 hộ (529 hộ nghèo, 230 hộ cận nghèo, 1.355 hộ bình  thường). Số lợn tham gia BH 23.964 con, tổng phí BH gần 3 tỷ đồng. Việc giải quyết bồi thường 137 con lợn chết, số tiền là 1,83 tỷ đồng (61,5% số tiền tổng thu).

Bài học kinh nghiệm để triển khai thành công BHNN trên địa bàn TP là có sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ, sát sao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền cơ sở. Bên cạnh đó làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ về lợi ích của việc tham gia BH. Thực hiện tốt việc đào tạo, tập huấn mạng lưới cán bộ cơ sở trực tiếp triển khai đến từng hộ chăn nuôi. Kịp thời giải quyết rủi ro giúp người dân nhanh chóng phục hồi SX...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm