| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội sẽ có thêm 2 quận mới

Thứ Năm 28/11/2013 , 18:16 (GMT+7)

Hai quận mới này sẽ do người dân đề xuất và phương án đặt tên đang được lấy ý kiến tại 16 xã và thị trấn của huyện Từ Liêm. Chính phủ đã đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới này.

Hai quận mới này sẽ do người dân đề xuất và phương án đặt tên đang được lấy ý kiến tại 16 xã và thị trấn của huyện Từ Liêm. Chính phủ đã đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới này.

Chiều 28/11, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế, HĐND Hà Nội cho biết, ngày 18/11, Văn phòng Chính phủ đã thông báo đồng ý chủ trương điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm (Hà Nội) thành 2 quận, 23 phường. UBND thành phố đã trình HĐND đề án điều chỉnh và Ban pháp chế đã thẩm tra. 

Tu-Liem-8016-1385632572.jpg

Huyện Từ Liêm nằm ở điểm khởi đầu của Đại lộ Thăng Long. Ảnh: HH.

Theo ông Nam, trong kỳ họp thứ 8 HĐND khóa 14 diễn ra ngày 2-6/12, HĐND thành phố sẽ xem xét đề án này, còn tên quận sẽ do người dân đề xuất. "Phương án đặt tên hiện được lấy ý kiến tại HĐND các xã nên chưa có đề xuất cụ thể", vị Trưởng ban Pháp chế nói và cho hay, hiện huyện Từ Liêm gồm 1 thị trấn và 15 xã.

"Việc chia tách đã được Hà Nội chuẩn bị từ lâu, trách nhiệm của HĐND thành phố theo luật định là thể hiện quan điểm. Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ ra quyết định cụ thể về việc này", ông Lê Văn Hoạt, Phó chủ tịch HĐND Hà Nội cho biết thêm. 

Với hơn nửa triệu người, huyện Từ Liêm hiện có dân số đông nhất Hà Nội. Trên địa bàn cũng có rất nhiều trường đại học, cao đẳng và các khu đô thị mới đã hình thành từ nhiều năm nay.

 Cũng trong kỳ họp tới, các đại biểu HĐND thành phố sẽ xem xét nội dung thường kỳ như nhiệm vụ kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng của thành phố, tổng quyết toán ngân sách năm 2012, giá các loại đất năm 2014, chương trình giám sát của HĐND thành phố năm 2014...

Theo Phó chủ tịch HĐND Lê Văn Hoạt, chưa bao giờ Hà Nội gặp nhiều khó khăn như năm nay khi không đạt thu ngân sách gần 11.000 tỷ đồng. Nguyên nhân do suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp hoat động kém hiệu quả nên thành phố phải giãn, hoãn thu tiền sử dụng đất. Do vậy, Hà Nội đã có chủ trương tiết kiệm ngân sách như hàng loạt trụ sở đang xây dựng phải dừng lại, mua ôtô công cũng hạn chế.

Trước những đề xuất như xây dựng nhà vệ sinh, xây cổng chào tiền tỷ mà báo chí nêu, Thành ủy đã chỉ đạo rà soát lại.

HĐND thành phố cũng xem xét việc quy hoạch đê điều đến năm 2020, quy hoạch phát triển thể dục thể thao của thành phố, một số loại phí, lệ phí, đặt và đổi tên đường phố, công trình công cộng trên địa bàn, danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954...

Huyen-Tu-Liem-6950-1385633653.jpg

Huyện Từ Liêm (vùng khoanh màu hồng) hiện giáp quận Tây Hồ và Đông Anh (phía Bắc); huyện Thanh Trì, quận Hà Đông (phía Nam); quận Cầu Giấy, Thanh Xuân và Tây Hồ (phía Đông); huyện Hoài Đức và Đan Phượng (phía Tây).

Huyện Từ Liêm được thành lập năm 1961 trên cơ sở quận 5, quận 6 và một số xã của huyện Hoài Đức, Đan Phượng (Hà Tây cũ). Huyện có 26 xã, 120.000 người, diện tích trên 114 km2. 

Năm 1974, huyện bàn giao xã Yên Lãng về khu phố Đống Đa; Đầu năm 1996 bàn giao 5 xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thứ (diện tích 1.619 ha đất và 32.080 nhân khẩu) về quận Tây Hồ. Cuối năm 1996, huyện giao xã Nhân Chính (diện tích 160 ha và 9.229 nhân khẩu) về quận Thanh Xuân.

Năm 1997, 4 thị trấn (Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân) và 3 xã (Dịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà) với tổng diện tích 1.210 ha và 82.914 nhân khẩu đã tách khỏi huyện để thành lập quận Cầu Giấy.

Sau 52 năm thành lập, huyện Từ Liêm đã góp phần thành lập 3 quận mới của thủ đô, chuyển gần 1/3 diện tích đất tự nhiên và 1/2 dân số ở những vùng kinh tế phát triển về nội thành. Diện tích của huyện là 75 km2, dân số trên 550.000 người.

Theo VNE

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm