| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội xin tiếp tục dự án nhà cao trên 9 tầng

Thứ Ba 15/06/2010 , 15:57 (GMT+7)

UBND TP Hà Nội vừa có công văn gửi Thủ tướng đề nghị tiếp tục triển khai theo quy định đối với các dự án công trình cao tầng đã được cấp phép xây dựng tại một số khu vực.

UBND TP Hà Nội vừa có công văn gửi Thủ tướng đề nghị tiếp tục triển khai theo quy định đối với các dự án công trình cao tầng đã được cấp phép xây dựng tại một số khu vực.

Cuối năm 2009, Thành phố Hà Nội đã yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình dừng cấp giấy phép xây dựng các tòa nhà cao trên 9 tầng trên địa bàn theo chỉ đạo của Thủ tướng. Hàng loạt dự án nhà cao tầng trong trung tâm thành phố đã đình lại khiến không ít chủ đầu tư lâm vào tình cảnh dở khóc dở cười.

Kết quả rà soát của thành phố cho thấy, hiện có tới 223 dự án các công trình cao từ 9 tầng trở lên thuộc địa bàn các quận trung tâm Hà Nội. Trong đó, quận Hoàn Kiếm có 19 dự án, quận Hai Bà Trưng có 53, quận Ba Đình có 60 và quận Đống Đa có 91 dự án.

Hà Nội kiểm soát nhà cao tầng theo dạng lòng chảo

Cuối tháng 5, hơn chục doanh nghiệp đã gửi đơn kiến nghị cho phép được tiếp tục triển khai các dự án trong nội đô đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đơn kiến nghị, đại diện một doanh nghiệp cho biết, công ty ông đang có nguy cơ phá sản vì dự án bị đọng vốn lớn. Xây trung tâm thương mại, căn hộ và văn phòng tại Mai Hắc Đế (quận Hai Bà Trưng- Hà Nội), dự án của công ty ông đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, giải phóng xong mặt bằng, hoàn thành xong cọc khoan nhồi, chi phí lên tới trên 300 tỷ đồng. Nếu không được tiếp tục triển khai, công ty sẽ có nguy cơ phá sản.

Trước tình hình đó, Hà Nội đã kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp tục triển khai thực hiện theo quy định đối với các dự án công trình cao tầng đã được cấp phép xây dựng, chưa thi công hoặc công trình đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, quy mô và chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc. Công trình đã hoàn thành các thủ tục về đất đai, nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, đang thực hiện các thủ tục để triển khai xây dựng. Ngoài ra, đối với các dự án đã được trả lời thông tin quy hoạch, kiến trúc, chưa xác nhận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc sẽ được thành phố xem xét cụ thể.

Hà Nội cho biết cũng sẽ kiểm soát nhà cao tầng theo dạng lòng chảo, cao tầng phía ngoài đường Vành đai 2 và thấp dần vào trung tâm. Đồng thời, phát triển cao tầng theo các trục giao thông lớn, xuyên tâm, vành đai các trục giao thông lớn.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cũng cho biết, đối với những dự án cao tầng chưa đủ điều kiện pháp lý sẽ buộc phải dừng. "Những dự án phù hợp không gian, cảnh quan chung sẽ vẫn được xây dựng bình thường. Đặc biệt khu vực chung cư cũ cũng vẫn có thể được xây nhà cao tầng theo hướng giảm mật độ xây dựng và phù hợp với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và điều kiện không gian chung", ông Tuấn nói.

Hà Nội cũng kiến nghị 4 khu vực đặc thù, không xây dựng cao tầng gồm: khu trung tâm chính trị Ba Đình, phố cổ, khu vực hồ Gươm và phụ cận, khu Thành cổ.

Ngoài ra, còn có 5 khu vực cần "kiểm soát đặc biệt", hạn chế xây dựng nhà cao tầng bao gồm xung quanh hồ Trúc Bạch. Khu vực giới hạn bởi phố Lê Hồng Phong, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học. Khu giới hạn bởi phố Nguyễn Thái Học, Quốc Tử Giám, Lê Duẩn, Giảng Võ. Khu phía Bắc quận Hai Bà Trưng, giới hạn bởi Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Trần Khánh Dư - Nguyễn Du - Lê Duẩn và phần còn lại của quận Hoàn Kiếm.

2 khu vực "phát triển có điều kiện" không xây nhà cao tầng gồm phía Tây quận Ba Đình, từ đường Kim Mã đến đường ven hồ phía Nam hồ Tây, Bưởi, Đào Tấn - Kim Mã. Toàn bộ khu vực còn lại của khu trung tâm, được giới hạn bởi đường Vành đai 2, Nguyễn Khoái, Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Lê Duẩn - Quốc Tử Giám - Cát Linh - Kim Mã - Đào Tấn - Bưởi.

 

(Theo VnExpress)

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất