| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Chống rét cho mạ và trâu, bò

Thứ Tư 19/01/2011 , 10:18 (GMT+7)

Đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong những ngày vừa qua đã khiến hàng chục con trâu bò và nhiều diện tích mạ vụ đông xuân ở Hà Tĩnh bị chết rét. Trước tình hình trên, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức đoàn công tác do ông Lê Đình Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra tình hình sản xuất và công tác phòng chống rét cho trâu bò, mạ lúa tại các địa phương.

Sau khi đi kiểm tra thực tế ở các huyện Hương Khê, Vũ Quang và Đức Thọ ông Lê Đình Sơn yêu cầu các địa phương cần tập trung tuyên truyền đến mọi người dân về tầm quan trọng của việc che chắn chuồng trại và cung cấp đủ thức ăn dưỡng chất cho trâu bò; cảnh báo người dân tuyệt đối không thả rông trâu bò vào rừng; phải vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, rải chất độn chuồng khi trời rét đậm rét hại; hạn chế việc bà con lợi dụng báo cáo trâu bò chết bệnh, chết do già yếu thành chết rét...

Riêng mạ vụ đông xuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, những huyện có diện tích mạ lớn cần hướng dẫn người dân che phủ ni lông chống rét; đối với diện tích mạ xuất hiện sâu bệnh phải phun thuốc kịp thời, tuyệt đối không để thiếu mạ, nếu cần thiết các địa phương lên phương án cân đối giống để tỉnh hỗ trợ cho bà con; những ngày trời rét dưới 14-150C bà con không nên tổ chức cấy.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.