| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Hiệu quả dự án CBRIP

Thứ Ba 27/07/2010 , 12:37 (GMT+7)

Dự án “Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng” đã thực sự mang lại hiệu quả, góp phần đắc lực tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người nông dân ở các xã nông thôn nghèo của tỉnh Hà Tĩnh.

Nhờ có dự án hệ thống kênh, mương dẫn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt được đầu tư xây dựng ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh

Sau buổi lễ tổng kết ngày 24/7, ghé nhìn nét mặt mọi người thấy ai ai cũng rạng rỡ, phấn khởi bởi dự án “Hạ tầng cơ sở nông thôn dựa vào cộng đồng” (CBRIP) đã thực sự mang lại hiệu quả, góp phần đắc lực trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân ở các xã nông thôn nghèo của tỉnh Hà Tĩnh.

Dự án CBRIP được thực hiện tại 13 tỉnh miền Trung trong đó có Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh dự án được triển khai trên địa bàn 88 xã nghèo thuộc 8 huyện và 1 thành phố (Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Hương Sơn, Hương Khê, Nghi Xuân, Lộc Hà và TP Hà Tĩnh) với thời gian thực hiện 9 năm (2001-2009). Tổng kinh phí thực hiện khoảng 17,211 triệu USD (tương đương 297,643 tỷ đồng); trong đó vốn Ngân hàng Thế giới 236,232 tỷ đồng, đối ứng của Chính phủ 51,811 tỷ và đóng góp của người dân 9,6 tỷ đồng. Dự án với mục tiêu hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại một số xã nghèo của tỉnh; xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu dựa trên sự tham gia của cộng đồng tại địa phương; tạo việc làm tăng thu nhập cho người nông dân thuộc vùng dự án.

Gám đốc Ban QLDA Trần Việt Hà phấn khởi báo cáo: Dự án đã đầu tư xây dựng được 1.200 công trình cơ sở hạ tầng, cải tạo và nâng cấp 306 km đường giao thông nông thôn, xây mới và nâng cấp 87 cầu, cống lớn nhỏ trên các tuyến đường trọng yếu, cải tạo nâng cấp 72 tiểu dự án thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho trên 8 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh; xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho 3 xã thiếu nước sinh hoạt; xây mới 126 công trình hạ tầng giáo dục; hàng chục trạm y tế, nhà văn hóa; chợ nông thôn... Đồng thời, tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân ở các vùng nông thôn nghèo. Dự án cũng đã huy động người dân tham gia bằng ngày công lao động của mình, khai thác nguyên vật liệu tại chỗ bán cho dự án dùng để đối ứng. Bà Liệu - một người dân xóm 4 – xã Sơn Lĩnh - Hương Sơn (Hà Tĩnh) hồ hởi nói: “Cảm ơn những sự quan tâm dành cho người dân nghèo chúng tôi, nhờ có các dự án đầu tư về xã, thôn, xóm nên dân chúng tôi mới có nước sạch sử dụng, có đường cứng để đi lại, có trường cho bọn trẻ đi học...

Chúng tôi phấn khởi và cảm động lắm”. Chặng đường 9 năm thực hiện dự án trên địa bàn Hà Tĩnh đã có 416.471 người dân được hưởng lợi từ dự án. Bí thư Đảng ủy xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Xuyên Thái Văn Huống cho biết: “Là một trong số 27 xã nghèo nhất của huyện Cẩm Xuyên có diện tích tự nhiên 792 ha với trên 4 nghìn nhân khẩu, đời sống người dân xã chúng tôi chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, quần quật suốt năm mà có gia đình cũng không đủ ăn, cuộc sống khổ cực; nhưng từ khi xã được dự án CBRIP đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ người dân trong việc sản xuất, đời sống nhân dân Cẩm Phúc đã đổi thay rõ rệt, từ 45% hộ nghèo (2004) giảm xuống còn 27% (2009); không những thế dự án còn góp phần phát huy quyền dân chủ ở cấp cơ sở, nâng cao năng lực quản lý hành chính cho cán bộ cấp xã chúng tôi...”.

Dự án CBRIP kết thúc nhưng những công trình mà dự án đầu tư xây dựng sẽ còn lại đó để hỗ trợ người dân phục vụ sản xuất, sinh hoạt. Thông qua dự án, người dân đã hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến đói nghèo từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp để vươn lên. Tiếp sau dự án CBRIP, Hà Tĩnh đang được đầu tư thực hiện dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn” (HIRDP) và tin tưởng rằng dự án này cũng sẽ phát huy cao hiệu quả góp phần hỗ trợ người dân vùng nông thôn có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm