| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Lũ dữ; Quảng Bình: Lũ thốc ngược

Thứ Bảy 16/10/2010 , 15:49 (GMT+7)

Hậu quả của cơn đại hồng thủy kéo dài từ ngày 29/9 đến 5/10, gây thiệt hại gần 850 tỷ đồng còn chưa kịp khắc phục thì các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ (Hà Tĩnh) lại phải phải gồng mình chống chọi với cơn lũ quét từ ngày 14/10 đến nay. Hàng chục ngàn người dân Hà Tĩnh lại thêm một phen điêu đứng vì lũ.

Hậu quả của cơn đại hồng thủy kéo dài từ ngày 29/9 đến 5/10, gây thiệt hại gần 850 tỷ đồng còn chưa kịp khắc phục thì các huyện Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Đức Thọ (Hà Tĩnh) lại phải phải gồng mình chống chọi với cơn lũ quét từ ngày 14/10 đến nay. Hàng chục ngàn người dân Hà Tĩnh lại thêm một phen điêu đứng vì lũ.

Đập Khe Mỏ ở Hương Sơn bị vỡ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với hoạt động của đới gió đông phát triển từ mặt đất lên đến mực 5.000m cùng với rìa phía bắc của dải hội tụ nhiệt đới và vùng áp thấp ở phía tây bắc quần đảo Trường Sa nên trên địa bàn huyện này đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Mực nước đo được từ 7h ngày 14/10 đến 7 giờ 16/10 đạt trên 10,54m gây ra một trận lũ quét ở vùng thượng nguồn các xã vùng 4 và ngập lụt ở 16 xã vùng hạ nguồn của huyện; trong đó, có một số xã vị cô lập như: Sơn An, Sơn Mai, Sơn Thuỷ, Sơn Phúc, Sơn Tiến....

Lũ lụt đã làm cho em Đoàn Hiệp Đông, sinh năm 1996, ở xã Sơn Thuỷ bị nước lũ cuốn trôi trên đường đi học; 150 nhà dân, 10 trạm xá, bưu điện, trụ sở xã bị ngập; 410 ha lúa mùa, 1.200 ha ngô đông, 80 ha khoai đông và 120 ha ao hồ bị ngập, tràn, hư hỏng; hàng trăm cầu cống bị lũ cuốn trôi, hư hỏng nặng... Đặc biệt, mưa lũ đã làm một số đập vừa và nhỏ trên địa bàn huyện bị vỡ. Sáng 15/10 vỡ đập Trưng thuộc khu vực xã Sơn Kim 1,  sạt lở trôi gần 100m3 đất đá; sáng 16/10 đập Khe Mơ, xã Sơn Hàm với trữ lượng 0,75 triệu m3, lưu vực 4 km2 bị vỡ một đoạn dài trên 10m, gây ngập úng trên 120 ha đất nông nghiệp của xã Sơn Hàm, 40 ha của xã Sơn Diệm. Một số người dân trong vùng cho biết, do vỡ đập cộng với trời mưa to nên đoạn đường qua xóm 1 xã Sơn Hàm đã bị ngập sâu, nước chảy xiết, một số xóm gần đập đã bị cô lập. Thiệt hại ban đầu do cơn lũ gây ra ước tại Hương Sơn ước tính trên 27 tỷ đồng.

Đến 15 giờ chiều 16/10, “rốn lũ” Hương Khê có 100 % xã bị ngập, trong đó hơn ½ số xã bị cô lập hoàn toàn. Tỉnh đã điều 6 ca nô, 150 bộ đội, biên phòng có mặt tại Hương Khê, Vũ Quang giúp dân sơ tán. Trâu bò được sơ tán lên đường mòn Hồ Chí Minh; người dân nhiều nơi cũng phải lên đường mòn dựng lán tránh lũ trong mưa tầm tả. Nhiều người dân đang ngồi trên nóc nhà chờ lực lượng cứu hộ...

Hiện tại lũ thượng nguồn đang xuống chậm; tuy nhiên lũ ở hạ nguồn lại đang lên do triều cường kết hợp với lũ từ thượng nguồn đổ về. Chính vì vậy, Hương Sơn đã huy động tất cả các nguồn lực chủ động tập trung chống lũ. Ông Nguyễn Duy Trinh, Chủ tịch UBND kiêm trưởng BCH PCLB huyện Hương Sơn cho biết: “Sau khi nhận được thông tin có người chết do lũ, huyện đã đến thăm hỏi, động viên hỗ trợ gia đình em Đông ngay trong buổi sáng 15/10. Các hồ đập tại các địa phương bị vỡ huyện chỉ đạo lực lượng công an, bộ đội, dân quân và bà con nhân dân thực hiện phương châm 4 tại chỗ dùng đất đá đắp đập khắc phục sự cố; giao các địa phương khuyến cáo người dân không nên mạo hiểm đi qua các khu vực nước đã ngập đường; tiếp tục cho các em học sinh nghỉ nhằm tránh tình huống xấu xảy ra; đồng thời, cắm các biển cảnh báo nguy hiểm tại các điểm ngập lụt, nước chảy xiết mạnh ở các xã vùng hạ của huyện…”

Tại huyện Vũ Quang, mưa lũ đã cô lập gần 3.000 hộ dân ở các xã: Đức Giang, Ân Phú, Hương Quang, Hương Điền, Đức Lĩnh, Hương Thọ, Đức Liên, Đức Hương và Đức Bồng. Tuyến đường liên xã Ân Phú - Cửa Rào, nhiều chỗ bị ngập sâu hơn 2m, gây ách tắc giao thông. Nhiều diện tích cây vụ đông vừa khôi phục đã bị hỏng hoàn toàn. Tại huyện Đức Thọ, ông Trần Hoài Đức, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đức Thọ cho biết, Đức Thọ có đến 6 xã ngập lụt, trong đó xã Đức Lạng, Đức Lạc, Đức Đồng ngập sâu trong lũ. Trên 100 ha rau màu vụ đông bị ngập chìm trong lũ.

Vùng Rốn lũ vừa qua của Hà Tĩnh là huyện hương Khê, nay cũng đã ngập chìm trong lũ. Trên gần ½ số xã của Hương Khê đã bị lũ nhấn chìm. Các xã ngập sâu là Phương Mỹ, Phương Điền, Hà Linh... Ông Nguyễn Hồng Quân- Chủ tịch UBND xã Phương Mỹ cho biết: “ Trưa 16/10, nước lũ đã ngập nhiều nhà dân trong xã. Hàng trăm hộ dân đã phải sơ tán lên vùng an toàn. Hiện nước đang lên và mưa rất to. Chúng tôi đang tiếp tục sơ tán dân về vùng an toàn...”.  Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Đinh Hữu Tân cho biết, mưa lớn đã kéo dài liên tục từ ngày 14 - 16/10. Đến 9h sáng nay, lượng mưa đo được là gần 150mm, đỉnh lũ đo được tại trạm thủy văn Chu Lễ đã vượt mức báo động 3 (13,04m), mực nước của đập thủy điện Hố Hô là 67m/72m và đã tiến hành xả lũ nhưng nước trên bề mặt đập vẫn không ngừng dâng lên.  Các xã Hương Lâm, Hương Liên, Phú Gia… đã xuất hiện sạt lở. Hồ Rú Mão ở xã Phúc Đồng sắp vỡ, đang được tập trung ứng cứu. Ông Tân Cho biết thêm, nước của trận lũ trước chưa rút hết cộng thêm mưa lớn trên diện rộng đã khiến cho nước lên quá nhanh. Sáng nay huyện đã thành lập 22 đoàn về kiểm tra và triển khai công tác phòng chống lũ lụt ở 22 xã, thị trên địa bàn; có công điện khẩn cho các xã nằm trong tâm lũ như Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Lộc Yên, Gia Phố, Hương Giang, Hương Thủy, Hà Linh, Phương Điền, Phương Mỹ… tiến hành công tác di dời dân đến vùng an toàn. Tất cả các trường đều cho học sinh nghỉ học...

Hồ Kẻ Gỗ có cao trình 32,5 mét, trữ lượng gần 350 triệu m3. Từ 7 giờ ngày 15 đến 12 giờ ngày 16/10  lượng mưa trên thượng nguồn Kẻ Gỗ giao động ở mức 350 - 400 mm khiến nước hồ lên nhanh, buộc phải xả lũ 300 m3/giây từ 22 giờ tối ngày 14/10, khi mực nước ở cốt 30,88 mét. Vào lúc 12 giờ sáng 16/10, nước đã lên đến cốt 31,44 mét và đơn vị quản lý đã phải xả lũ lên đến 400 m3/giây.  Đợt mưa lũ từ ngày 29/9 đến ngày 5/10 nước lũ lên đỉnh cao nhất là 31,95 mét; mức xả lũ là 500 m3/giây.  Hiện tại trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn liên tục có mưa lớn; nếu không có gì thay đổi, đêm nay hồ Kẻ Gỗ phải xả đến 700 m3/giây, gây ngập úng nhiều xã vùng hạ du, thuộc huyện Cẩm Xuyên.

Hiện Hương Khê đang tập trung di dời hàng nghìn hộ dân lên vùng cao; chỉ đạo các lực lượng, trong đó chủ yếu là lực lượng “4 tại chỗ” giúp dân ứng phó với lũ.

Nước ở Kẻ Gỗ lúc 12 giờ trưa 16/10 đã lên đến gần 32 mét (cao trình hồ là 32,5 mét) và đã tiến hành xả lũ mức 400m3/giây. Hồ thủy điện Hố Hô hiện đã lên đến 70 mét (cao trình hồ là 72 mét). Mặc dù 3 canh cửa van xả lũ đã được mở nhưng do lưu vực hồ rộng, lượng mưa lớn, trong khi lòng hồ quá nhỏ nên nước dồn về nhanh, xả không kịp. Hà Tĩnh lại đang đau đầu lo chuyện sơ tán dân dưới vùng hạ du, tránh trường hợp túi nước khổng lồ trên 40 triệu m3 từ độ cao 72 mét bục nổ, cuốn trôi hàng chục nghìn dân của 12 xã vùng hạ du thủy điện Hố Hố. Đến chiều 16/10 Hà Tĩnh vẫn mưa như trút nước trên diện rộng. Tất cả lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã xuống tận vùng lũ chỉ đạo  suốt cả hai ngày nay. Cả tỉnh Hà Tĩnh đang nháo nhào đối phó với trận đại hồng thủy thứ hai trong vòng hai tuần lễ này.

Từ đêm 14/10 đến ngày 16/10, do ảnh hưởng của không khí lạnh và dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Nam Trung Bộ, Quảng Bình có mưa vừa, mưa to đến rất to kèm dông khiến mực nước các sông Gianh và Kiên Giang tăng chóng mặt. Đến 15 giờ ngày 16/10, nước sông Gianh đã lên ngấp nghé báo động 3, nước sông Kiến Giang vượt báo động 2 gần 0,8 m.  

Vào chiều tối 15-10, một cơn gió lốc mạnh đã tràn quét qua các xã Văn Thủy, Thái Thủy, Dương Thủy, Tân Thủy (huyện Lệ Thủy) làm 60 ngôi nhà bị tốc mái. Sáng 16-10, chúng tôi có mặt tại thôn Nam Thiên (xã Dương Thủy) nơi cơn lốc càn qua. Cây cối đổ rạp che hết lối, mưa vẫn xối xả nặng hạt. Nhà anh Trần Văn Anh (thôn Nam Thiện) bay hết mái ngói, nhưng may số ngói vỡ không nhiều nên đã được bà con xóm giềng giúp sức đội mưa lợp lại. Tuy nhiên trại nuôi gà của anh có gần 500 con (mỗi con nặng khoảng 1 kg) đã bị lốc cuốn bay mất sạch. Anh kể lại: "Lúc đó trời mưa to, tôi đang đóng chuồng gà chuẩn bị trở vô nhà thì nghe gió giật mạnh từng cơn, trong chốc lát, mái chuồng gà bị dỡ tung, Gà đã bị gió cuốn tan tác. Cây cối trong vườn bị gió bẻ gãy răng rắc. Hai mái ngói nhà bị gió lùa thành đống...”.

Nhiều ngôi nhà lại ngập trong lũ.

Cũng trong xóm có nhà chị Dương Thị Nhàn thuộc hộ nghèo. Lốc hất toàn bộ số ngói xuống đất bể gần hết nên mái nhà trống hoác, mưa dội nước lênh láng, đồ đạc ướt sạch. Hai đứa con nhỏ phải gửi nhà hàng xóm. Chị Nhà sợ hãi kể: “Nghe gió xoáy ù ù như tiếng máy bay, ngói vỡ loàng xoảng. Khiếp quá, tôi ôm đứa con nhỏ vừa đi vừa bò sang nhà hàng xóm đằng sau để trốn...”.

Nước lũ Lệ Thủy lên nhanh. Nhiều tuyến đường nội thị đã bị lũ cắt. Học sinh được nghỉ học sớm để về nhà. Anh Nguyễn Văn Thanh ở thị trấn Kiến Giang kéo chiếc thuyền gỗ đẻ vận chuyển đồ đạc, than thở: “Trời ghê quá, lũ chưa xuống đã thốc ngược lên rồi. May mà ban ngày chứ như hôm trước vào ban đêm thì chỉ có chết. Đồ đạc chưa khô đã chịu ướt lại...”.

Sông Gianh nước dâng lên cuồn cuộn. Huyện Quảng Trạch có hơn 200 hộ, chủ yếu ở các vùng cồn bãi giữa sông Gianh bị lũ ngập. Tại huyện Tuyên Hóa có 10 xã bị ngập, trong đó nặng nhất là xã Thanh Hóa, Thạch Hóa. Ông Hồ Minh Ngọc- Chủ tịch UBND huyện thông tin: “Huyện đã tổ chức di dời 1.400 ngời ra khỏi vùng nguy hiểm...”.

Cũng trong sáng nay, huyện Bố Trạch đã chỉ đạo các xã Liên Trạch, Hưng Trạch, Sơn Trạch di dời 1.200 người ra khỏi vùng ngập lụt sâu đến nơi an toàn. Nước lũ lại bao vây xã Liên Trạch. Ông Hoàng Trọng Thể - Chủ tịch UBND xã Liên Trạch thực sự lo lắng: “Căng nhất là nhiều gia đình chưa khắc phục được nhà cửa bị ảnh hưởng nặng ở cơn lũ trước. Nay lũ mới chồng lên thì được mấy gạo cứu trợ cũng khó giữ được. Thuyền cứu hộ của xã đã phải hoạt động hết công suất rồi...”.

Vũng rốn lũ Minh Hóa cũng đang bị đe dọa. Ông Đinh Minh CHất- Chủ tịch UBND huyện cho hay: “Đường về các xã Tân Hóa, Minh Hóa, vùng rốn lũ lần trước đã ngập và chia cắt rồi. Đường Hồ Chí Minh đoạn qua thôn Phú Nhiêu (xã Thượng Hóa) cũng đã bị ngập sâu...”.

Ngay trong mưa lũ, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình và các địa phương khẩn trương về các vùng bị lũ lụt chỉ đạo, tổ chức sơ tán để bảo đảm tính mạng cho người dân. Bộ đội, công an đã được lệnh vận chuyển phương tiện đến các rốn lũ như Tân Hóa (Minh Hóa), các xã dọc sông Gianh của huyện Tuyên Hóa, chín xã vùng nam của huyện Quảng Trạch để cứu hộ, giúp dân sơ tán ra khỏi vùng nước lũ nguy hiểm.

Mưa vẫn đang nặng hạt và mực nước trên các con sông ở Quảng Bình đang tiếp tục lên nhanh.

Nhiều tuyến đường đã ngập sâu.

Người dân Lệ Thủy đội mưa lợp lại nhà bị lốc tốc mái.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm