| Hotline: 0983.970.780

Hà Tĩnh: Rầm rộ hội thi làm đất bằng cơ giới

Thứ Ba 15/11/2011 , 10:52 (GMT+7)

Sáng 13/11, tại xã Tiến Lộc, UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tổ chức hội thi làm đất bằng cơ giới và phát động phong trào diệt chuột, làm giao thông, thuỷ lợi nội đồng phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2011.

Sáng 13/11, tại xã Tiến Lộc, UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tổ chức hội thi làm đất bằng cơ giới và phát động phong trào diệt chuột, làm giao thông, thuỷ lợi nội đồng phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2011.

Hội thi bao gồm 10 tổ, mỗi tổ 2 máy bánh lồng có nhiệm vụ cày bừa hoàn thành thửa ruộng diện tích 1.000 m2. Tiêu chí đánh giá kết quả là thửa ruộng đó phải đảm bảo nhuyễn, phẳng, cày hết bờ góc, vuông vắn, không làm hư hỏng bờ; hoàn thành đúng thời gian quy định; đồng thời, trong quá trình vận hành không để xảy ra chết máy, hỏng hóc hoặc tai nạn...

Kết quả, sau 40 phút tham gia thi lô số 06 do anh Chiến và anh Thông cày bừa đã giành giải nhất; giải nhì được trao cho tổ 02,05; giải 3 thuộc về lô 03,07,09, 10 và 2 giải khuyến khích cho lô 01 và 08. Anh Tiến phấn khởi bày tỏ: “Đội chúng tôi ai cũng vui khi giành được giải nhất, nhưng quan trọng hơn, hội thi đã tạo thêm khí thế hăng hái sản xuất cho bà con nông dân xã Tiến Lộc nói riêng, huyện Can Lộc nói chung trong vụ SX này”.

Ông Phan Văn Cường, trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc cho hay, “Ngoài việc tổ chức hội thi làm đất bằng máy cơ giới, chúng tôi còn phát động phong trào từ nay đến 28/11 toàn dân ra quân diệt chuột và làm giao thông, thuỷ lợi nội đồng nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho vụ SX đông xuân. Ngay sau lễ ra quân, hàng chục nghìn người dân và học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn huyện đã xuống đồng nạo vét được hơn 562.000m3 kênh mương và bê tông 41,4 km kênh mương nội đồng; làm mới gần 93.000m kênh đất và đường giao thồng nội đồng...”

Sau đây là một số hình ảnh NNVN ghi lại được tại hội thi làm đất bằng cơ giới và phong trào diệt chuột:

Chuẩn bị máy móc trước khi thi

Hai chiếc máy cày của đội thi 06

May mắn không đến với đội thi lô 09 vì một máy cày bị hỏng giữa chừng

Vệ sinh máy móc sau cuộc thi

Hàng trăm học sinh trường THCS thị trấn Nghèn say sưa bắt chuột sau lễ ra quân

Phải vất vả lắm đội 09 mới hoàn thành được thửa ruộng của mình

Hàng trăm người dân cổ động cho các đội thi của thôn mình

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm